Thứ Tư, 24 tháng 8, 2011

Vai trò quốc phòng toàn dân của lực lượng Hải quân


Trong các triều đại phong kiến,việc xây dựng một quân đội hùng mạnh,thiện chiến và có tổ chức phải kể đến nhà Lý.Trong thời Lý,quân đội đã "Bình Chiêm ,đánh Tống,chống Khmer" một cách xứng đáng lưu danh sử sách.

Lực lượng quốc phòng lúc ấy giữ vai trò rất quan trọng trong việc củng cố nhà nước về mặt đối ngoại.Quân đội được tổ chức gồm những binh chủng: bộ ,thủy,kỵ và tượng binh.Vũ khí lúc ấy chỉ có kiếm,dáo,mác,khiên và máy bắn đá..

Tất cả nam thanh niên tuổi từ 18 đều phải gia nhập quân đội chính qui,nhưng vẫn được ở nhà cày bừa,đánh bắt ..Mỗi tháng mới đi trực chiến 1 thời gian ngắn rồi về làm ăn như cũ.Chính sách này gọi là "Ngụ binh ư nông"

Sau khi chiến tranh chia cắt Việt Nam chấm dứt,có những quân binh đoàn chuyển sang làm kinh tế cũng là 1 hình thức "Ngụ binh ư nông".Để bảo vệ biên giới phía Bắc và Tây Nam trước đây,các nhà hoạch định quân sự Việt Nam đã đánh vào Kampuchia trước nhằm cảnh cáo nước này đã dựa vào Trung Hoa.Chính quyền Pôn Pốt thân Trung hoa đã cắt đứt tình bè bạn láng giềng ,đồng chí đem quân đánh sâu vào các tỉnh Tây Ninh và An Giang của Việt Nam,tàn sát cả thường dân vào năm 1977.

Sau khi quân đội Việt Nam tấn công đối thủ sang tận Nam Vang,phát triển quân đội trên toàn cõi Kampuchia,thanh thế của Việt Nam khiến Trung Hoa lo ngại.Nếu ngày 7 tháng 1 năm 1979,quân Việt Nam tiến vào Nam Vang thì ngày 17 tháng 2 năm 1979 quân đội Trung Hoa đã tấn công trên biên giới phía Bắc Việt Nam" để phòng thủ" trước 1 đối thủ đáng gờm,đồng thời chia lửa cho quân Pôn Pốt đã bị quét khỏi các thành phố,thị trấn lớn

Quân Trung Hoa cũng biết ta hiếp quân Pôn Pốt để dọa Trung Hoa,nên trận chiến 1979 là một trận chiến thăm dò để"biết người biết ta"với quân đội Trung Hoa.Từ sau trận chiến này,quân đội Trung Hoa đã gần như cải cách toàn diện từ chiến lược ,chiến thuật đến hiện đại hóa khí tài quân sự.Các căn cứ hải quân và các tàu ngầm,chiến hạm ngày càng phát triển,nay đã vươn tới vùng biển Somali để "chống hải tặc".

Về phần Việt Nam,nên hay không nên có một pháp lệnh bắt buộc mọi ngư phủ phải có "bằng cấp bơi lặn" khi đi biển , như vẫn thường buộc người ta phải đội mũ bảo hiểm khi ra đường vậy.Chuyện như đùa,nhưng cái đùa lúc này có thể có ích sau này khi có một cuộc chiến tranh trên biển nổ ra,những con người này sẽ là lực lượng dự bị tinh nhuệ trên chiến trường nước.

Không hẳn những ngư phủ đều biết bơi lặn,phần lớn họ xuất thân từ các vùng nông thôn trong nội địa.Họ tìm về hướng biển với hy vọng đổi đời,tránh xa những đồng tiền công rẻ mạt nơi ruộng đồng.Họ sẽ là một lực lượng chủ công trên biển,nếu ta biết dùng họ

Tại sao khi đối mặt với quân ta ở biên giới phía Bắc quân Trung Quốc năm 1979,quân Trung Quốc hành tiến rất chậm dù có yểm trợ của xe tăng và pháo binh?Họ đã đối mặt với môt thế trận chiến tranh nhân dân trên một chiến trường rừng núi đặc trưng của vùng biên giới.Nơi đây là cộng đồng các sắc tộc Tày,Nùng,Dao...quen sống giữa thiên nhiên,núi rừng với những khẩu súng tự tạo để giữ gìn nương rẫy.Rừng núi như. trong lòng bàn tay của họ mà không cần phải bản đồ,địa bàn định hướng.Khi được trang bị những khẩu súng hạng nhẹ họ dễ dàng phát huy tác xạ có kinh nghiệm chính xác bắn tỉa hàng nhiều năm.Mỗi phát đạn là một tên địch .

Trong lịch sử giữ nước,không phải không có những chiến công trên mặt nước.Thời nhà Trần còn ghi nhận chiến công của Trận Bạch Đằng,và dũng sĩ chuyên đục thuyền giặc là Yết Kiêu.Hải quân Việt Nam hiện nay gần như có vai trò không mấy ấn tượng trong việc giữ gìn bờ cõi.Tại sao?Nếu binh pháp Tôn Tử dạy quân Trung Quốc"công kỳ bất bị,xuất kỳ bất ý ",thì cũng dạy cho quân ta"lấy đoản chế trường,lấy ít địch nhiều".Từ ngàn đời nay ta vẫn lấy yếu chống mạnh để giữ bờ cõi đấy.Đừng quan niệm rằng quân Trung Quốc nhát gan,không có chiến lược chiến thuật và cơ trí.Các cuộc nội chiến thời cổ đại như thời nhà Chu,thời Tam Quốc phân tranh ,ít nhiều bổ sung cho khoa học quân sự Trung Quốc những kinh nghiệm đáng kể.Chiến tranh biên giới năm 1979 thật ra chỉ là một cuộc diễn tập để hiện đại hóa quân đội của họ.

Lịch sử hơn 4000 năm dựng và giữ nước của dân tộc Việt Nam cũng là hơn 4000 năm của đấu tranh chống ngoại xâm và hòa bình luôn chuẩn bị cho chiến tranh.Và điều đặc biệt là trong những cơn nguy nan của dân tộc trước họa diệt vong luôn sản sinh ra những nhân tài.Dấu ấn lịch sử còn ghi nhận những lời hiệu triệu của Ngô Quyền,Lý Thường Kiệt,Trần Hưng Đạo...và gần đây với lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Hồ Chí Minh."Chúng ta muốn hòa bình,chúng ta phải nhân nhượng.Nhưng chúng ta càng nhân nhượng,thực dân Pháp càng lấn tới,vì chúng quyết tâm cướp đất nước ta lần nữa!Chúng ta thà hy sinh tất cả chứ không chịu mất nước,nhất định không chịu làm nô lệ".Chúng ta nghĩ gì khi trong một trường đại học ở nước ngoài,một sinh viên Trung quốc bị sinh viên Việt Nam đánh hội đồng chỉ vì anh ta nói "Nước tụi mày chỉ là một tỉnh của tao.Đó chính là tính độc lập,là bản sắc dân Việt.

Trở lại thực tế,vào ngày 15/4,năm Minh Mạng thứ 15,{năm At Mùi 1835}sắc chỉ của vua giao cho ông Võ Văn Hùng ở đảo Lý Sơn,chọn những thanh niên khỏe mạnh và giỏi nghề bơi lặn để tuyển mộ vào đội thuyền,giao cho ông Đặng Văn Siểm làm người dẫn đường,giao cho ông Võ Văn Công phụ trách hậu cần với 3 chiếc thuyền và 24 lính thủy ra đảo Hoàng Sa.

Ngay từ năm 1701,nhật ký trên tàu Amphitritexác nhận quần đảo Hoàng sa là của An Nam,sau đó là An Nam Đại Quốc Họa Đồ của giám mục Tabert năm 1838 cũng xác định Hoàng Sa thuộc chủ quyền An Nam.Nếu các minh chứng lịch sử ấy mang tính thuyết phục cao mà Trung Quốc vẫn mang hải quân xâm lược năm 1974 mà vẫn mặc nhiên được cộng đồng quốc tế gián tiếp công nhận thì liệu sự kiện này có là một tiền lệ nguy hiểm cho hòa bình thế giới không?

Nghị quyết 1514 ngày 14/12/1960 của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc về việc trao trả nền độc lập cho các nước và các đân tộc thuộc địa đã viết: "Mọi hành động vũ trang và mọi biện pháp đàn áp, bất kể thuộc loại nào, chống lạỉ các dân tộc phụ thuộc sẽ phải được chấm dứt để các dân tộc đó có thể thực hiện quyền của họ về độc lập hoàn toàn một cách hoà bình và tự do và toàn vẹn lãnh thổ của họ sẽ được tôn trọng".Nghị quyết 26/25 năm 1970 của Liên Hợp Quốc lại viết: "Các quốc gia có nghĩa vụ không được dùng đe doạ hoặc dùng vũ lực để xâm phạm các đường biên gỉới quốc tế hiện có của một quốc gia khác hoặc như biện pháp giải quyết các tranh chấp quốc tế kể cả các tranh chấp về lãnh thổ và các vấn đề liên quan đến các biên giới của các Quốc gia".Mọi hành động thụ đắc lãnh thổ bằng đe doạ hoặc bằng sử dụng vũ lực không được thừa nhận là hợp pháp".

Theo những tài liệu hiện có thì triều đình Việt Nam quan tâm chỉ đạo vấn đề biên giới - lãnh thổ từ khoảng thế kỷ thứ 10 sau khi giành lại quyền độc lập tự chủ với chiến thắng Bạch Đằng lần thứ nhất năm 938 và ngày càng củng cố nền độc lập tự chủ đó.Theo Tống sử, Tông Cảo sứ giả nhà Tống được phái sang nước ta năm 990 sau chiến thắng Bạch Đằng lần thứ hai năm 981 đã báo cáo rằng khi họ đến "hải giới Giao Chỉ" thì Lê Hoàn (Vua Lê Đại Hành) đã phái 9 chiến thuyền và 300 quân lên đón và dẫn họ đến địa điểm quy định. Trong cuốn Lĩnh ngoại đại đáp (1178), Chu Khứ Phi một viên quan nhà Tống ở Quảng Đông, Quảng Tây đã viết rằng: dòng nước Thiên Phân Dao là định giới giữa 'bíển Giao Chỉ" và biển Quỳnh - Liêm (tức vùng biển Quỳnh Châu, Liêm Châu của Trung Quốc).Như vậy là ngay từ thế kỷ thứ 10 và 12 , sứ thần Trung Quốc và quan lại Trung Quốc đã biết đâu là vùng biển Giao Chỉ (tức Việt Nam), đâu là vùng biển Trung Quốc.Trong thế kỷ 11 đã diễn ra một số cuộc đàm phán biên giới giữa Việt Nam và Trung Quốc để đòi lại những vùng đất mà Trung Quốc còn chiếm, sau khi phải rút quân trong cuộc chiến tranh xâm lược năm 1076-1077, cuộc chiến tranh đã xuất hiện 4 câu thơ của Lý Thường Kiệt mà hai câu đầu khẳng định chủ quyền lãnh thổ.

Nam Quốc sơn hà nam đế cư

Tiệt nhiên định phận tại thiên thư

(Sông núi nước Nam vua Nam ở
Rành rành định phận tại sách trời)

Trong các cuộc đàm phán đó có cuộc đàm phán về biên giới năm 1078 do Đào Tòng Nguyên dẫn đầu và cuộc đàm phán năm 1084 do Trạng nguyên khai khoa Lê Văn Thịnh dẫn đầu. Trong thư gửi cho vua nhà Tống đòi đất, vua Lý Nhân Tông viết: "Mặc dầu những đất ấy nhỏ bé nhưng vẫn khiến lòng tôi đau sót luôn luôn nghĩ đến cả trong giấc mộngNgoài việc dùng quân sự đánh úp, giải phóng Châu Quang Lang, ngay sau khi đại quân Tống rút lui, đấu tranh kiên trì của triều đình kết hợp với đấu tranh của nhân dân: bắn lén, bỏ thuốc độc cộng thêm khí hậu khắc nghiệt, khiến cho, theo Tống sử, đội quân đồn trú của nhà Tống mỗi năm tổn thất 70%-80% và năm 1079 mặc dầu đã đổi tên Châu Quảng Nguyên thành Thuận Châu vẫn đành coi là vùng "Đất độc" và trả lại cho ta và năm 1084 trả lại cho ta vùng Bảo Lạc, Túc Tang. Khi đi đàm phán biên giới, sứ thần ta đã tặng cho nhà Tống 5 thớt voi khiến cho, theo Đại việt sử ký toàn thư, người Tống có thơ rằng "Nhân tham Giao Chỉ tượng, khước thất Quảng Nguyên kim" nghĩa là vì tham voi của Giao Chỉ mà bỏ mất vàng của Quảng Nguyên (họ đã đánh giá sai nguyên nhân dẫn đến việc trả lại đất).

Trên đây chỉ là một vài mảng yếu tố lịch sử có căn cứ về độc lập và chủ quyền của Việt Nam.Vậy vấn đề chính là làm sao để bảo vệ chủ quyền và độc lập trên vùng biển và đảo kéo dài hàng ngàn cây số?

Các tài công của tàu điều khiển tàu trên sông biển hiện nay đều có Chứng chỉ bơi lặn của Phòng thể dục thể thao theo qui định.Các nhân viên công lực tuần kiểm tra sông biển có nên buộc phải có Chứng chỉ bơi lặn này không?Và các ngư phủ trên sông biển có cần phải có Chứng chỉ này không?Trả lời câu hỏi và quyền quyết định này không là chức năng,trách nhiệm của các thuộc cấp.Trên thực tế đã có nhân viên công quyền như công an đường thủy bị chết đuối khi làm nhiệm vụ,rồi phải kể đến những cuộc tấn công của hải tặc vào ngư dân và cả lực lựơng kiểm ngư.Đó là chưa kể gần đây ngư dân Việt Nam bị "tàu lạ" đâm phải gây thiệt hại về người và của.

Thời nhà Thanh của Trung Quốc bị Bát quốc liên quân tấn công vì họ có vũ khí hiện đại hơn mà đáng kể nhất là một lực lượng hải quân thực dân hùng hậu.Nhờ lực lượng hải quân này các nước thực dân đã chinh phục gần như hầu hết các thuộc địa ở khắp các Châu Lục.Đáng kể nhất là đế quốc Anh với câu nói đã đi vào lịch sử "Mặt trời không bao giờ lặn trên đế quốc Anh."

Quá muộn khi Trung Quốc đang hiện đại hóa lực lượng hải quân nhân dân của họ vì những vấn đề nôi bộ .Song vẫn còn sớm để họ lưu ý tới các cường quốc quốc tế đã từng dùng hải quân đem người tới xâu xé đất nước họ.Ta có nên học hỏi theo nước bạn trong việc xây dựng ,củng cố và hiên đại hóa lực lượng hài quân nhân dân Việt Nam theo hướng tích cực không?

Vấn đề tuy đơn giản nhưng phức tạp về ngân sách.Trung Quốc cũng đã trải qua thời kỳ ấy,với dân số kỷ lục thế giới ấy và ảnh hưởng của họ hiện nay là hầu như gần khắp các lục địa mà điển hình là Phi Châu.Đúng như vậy.Họ bảo vệ tàu hàng của họ cả trên vùng biển Somali.
Đầu tư vào lục địa Châu Phi của họ thời điểm này là gần 50 tỉ USD.
Hiện tượng đáng ghi nhận hơn là sự ráo riết hạ thủy chiếc tàu ngầm đầu tiên của lực lượng Hải quân Trung Quốc.
Tại sao Trung Quốc có yêu cầu phát triển về hải quân nhanh và mạnh như vậy?Câu hỏi này được đặt ra không chỉ riêng với các nước có vùng biển tiếp giáp và lân cận với Trung Quốc mà còn là câu hỏi của các cường quốc biển trên thế giới.Việt Nam cũng là một nước nằm trong tập hợp ấy và mặc nhiên việc củng cố,hiện đại hóa lực lượng Hải quân Việt Nam là một yêu cầu tất yếu.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét