Thứ Bảy, 27 tháng 8, 2011

Cụ Dẹo(2)

Sinh trưởng trong một gia đình công chức làm việc cho Pháp ở Sở Hỏa xa Đông Dương..Cha tôi gần như hội đủ các điều kiện để trở thành một học sinh trường Pháp...Học tiểu học ở Gò Vấp đến năm 13 tuổi cha tôi đã lấy bằng Primaire ở trường Pétrus Trương Vĩnh Ký.Do trường bị liệng bom,trường dời về Mỹ Tho nên cha tôi được gia đình cho học nội trú tại đây với chiếc xe đạp cọc cạch chở theo rương quần áo,sách vở.Học ở trường Mỹ Tho không được bao lâu.Vào một đêm tối trời,cả đám học sinh cùng cha tôi bị một toán quân Nhật với súng lăm lăm trên tay vực dậy từ nơi ngủ trọ bắt đẩy xe lương thực cho chúng....Nhật-Pháp bắn nhau ngay trong đêm ấy,đêm 9/3/1945.

Cuộc đối đầu tất yếu Nhật-Pháp nổ ra bất ngờ đã đẩy người Việt vào một trận tuyến mới,một trận tuyến nắm tay nhau thay súng là chính.Chiến cuộc Nhật-Pháp đã gây ra một khủng hoảng chính trị sâu sắc,nạn đói ghê gớm tạo ra điều kiện chín muồi cho hoạt động của các phong trào yêu nước,trong đó có phong trào TNTP ở hãng nước mắm Cá Bạc Gò Vấp.

Chiến tranh nổ ra khắp nơi,trường học đóng cửa,cha tôi lại từ Mỹ Tho về Gò Vấp tham gia TNTP.Thời gian không lâu sau,cha tôi được tổ chức phân công trong một tổ phá hoại thuộc Chi đội 6 phá hoại có nhiệm vụ đánh phá Cầu Đúc(Lái Thiêu).Cầu này trước đây là một cây cầu đúc bị phá hoại và Nhật làm lại bằng gỗ to.

Trời tối đen như mực,chiếc thuyền nhỏ chở tổ ba người lặng lẽ chèo từ những con rạch chằng chịt giữa rừng lá dừa nước về con rạch lớn băng qua cầu.Nhiệm vụ của cha tôi là giữ cho con cúi đủ lửa để châm ngòi nổ cháy chậm phá cầu.Chỉ một tia lửa phát sáng trong đêm để địch phát hiện là nhiệm vụ bất thành,chưa kể đến việc có thể hy sinh.

Nhiệm vụ thành công,bọn Nhật hai bên đầu cầu nhớn nhác,bật đèn pha chiếu sáng khu vực quanh cầu,đèn pha lia ngang dọc trên sông và bắn súng vào những chỗ khả nghi..Tổ công tác đã an toàn mất hút trong đêm bóng đêm để bắt đầu cho lần công tác tới.

Một hình ảnh thu nhỏ của xâm lược và chống xâm lược ở Việt Nam thời ấy.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét