Hiếu thảo là
đặc tính luân lý của người Việt Nam. Mọi người đều bày tỏ lòng hiếu thảo của mình hằng ngày qua hành vi và tưởng nghĩ. Những người con cháu có hiếu thảo với ông bà cha mẹ đều chú tâm phụng dưỡng lúc còn sống, trong tuổi già và nhớ chừng lo cúng giỗ khi các người đã lần lượt qua đời. Lòng hiếu thảo không căn cứ nơi giá trị của vật chất hay số lượng của thức uống miếng ăn mà
đặt trên nền tảng của lòng tưởng nhớ hàng ngày, sự chăm lo chăm sóc hằng bữa nơi con cháu.
Phan Kế Bính trong Việt Nam Phong Tục đã viết: "Ta đọc sách Thánh hiền, lấy sự hiếu với cha mẹ là mối luân thường rất lớn, làm đầu trăm nết hay của người. Mà nhất là ta hay lấy chuyện Nhị Thập Tứ Hiếu làm phương châm cho đạo làm con".
Hiếu là biết kính trọng thương mến cha mẹ, biết vâng lời cha mẹ, biết phụng dưỡng cha mẹ. Tục thường cho khi cha mẹ còn không nên đi xa, sợ không được thừa hoan ở dưới gối cha mẹ. Cho nên nhiều người phải bỏ đi làm quan xa, hoặc phải đi làm ăn xa xôi thì thường hay từ rằng ở nhà còn chút cha già hay mẹ già. Nhà nào cha mẹ mạnh khỏe, giàu có thì thường ở riêng một mình. Người nào già yếu hoặc không có của thì mới ở với con. Con có thì của ngon vật lạ, cơm dâng nước tiến, nhà nghèo cũng biết lưng cơm lành bát canh ngon để phụng dưỡng cha mẹ. Cũng nhiều người ăn riêng ở riêng, cứ tháng đưa tiền cung dưỡng. Hoặc ở xa xôi cách biệt đôi khi gởi đồng quà tấm bánh về dâng cha mẹ...
Nết hiếu vẫn là nết đầu trong luân lý của người ta, nếu cha mẹ là người rất thân mà cư xử đã chẳng ra gì thì ra đến xã hội còn tử tế với ai được nữa. Tuy vậy, hiếu với cha mẹ, chỉ cốt giữ được lòng kính mến là đủ, tưởng không cần phải giữ lễ phép tỉ mỉ nhỏ nhặt từng tí làm gì. Quý hồ phụng dưỡng đâu có đấy đừng để cho cha mẹ phiền lòng. Mình mong cho cha mẹ vẻ vang thì mình lại càng phải nghĩ cách mà lập thân mình. Hoặc học được khoa gì, hoặc làm được một sự nghiệp gì, để có ích cho xã hội mới là làm cho cha mẹ được vẻ vang.
Trong cách lối phụng dưỡng cha mẹ già ngày xưa có việc mừng sinh nhật và ăn mừng thượng thọ. Việc mừng sinh nhật và thượng thọ cho cha mẹ chỉ thể hiện trong những gia đình lớn khá giả. Trong ngày sinh nhật của cha hoặc mẹ, con cái làm tế lễ cha mẹ, rồi bày ra một tiệc ăn mừng có mời những người thân thích đến tham dự. Những gia đình nào có cha mẹ già đến bảy, tám mươi tuổi, mà nhà sung túc về tiền của lẫn con cháu, thì làm lễ mừng thọ cho cha mẹ gọi là lễ "Thượng thọ". Lễ thượng thọ có thể bắt đầu từ:
- Lúc 60 tuổi, gọi là thượng thọ lục tuần.
- Lúc 70 tuổi, gọi là thượng thọ thất tuần.
- Lúc 80 tuổi, gọi là thượng thọ bát tuần.
- Lúc 90 tuổi, gọi là thượng thọ cửu tuần.
- Lúc 100 tuổi, ăn mừng lớn: bách tuế hay bách niên chi lão.
Hôm ăn mừng, trước hết người ta làm lễ gà xôi, hoặc tam sinh, hoặc heo bò, đem ra đình lễ thần, gọi là bái tạ thần hưu, có nghĩa là tạ ơn thánh thần đã phù hộ cho cha mẹ sống lâu. Đến lúc lễ, cha hoặc mẹ ăn mặc đẹp ngồi trên ghế đặt chính gian giữa cho con cháu theo thứ tự lễ bái lạy. Con cháu mỗi người dâng chén rượu mừng thọ, hoặc là dâng quả đ ào, gọi là bàn đ ào chúc thọ việc này do điển tích bà Tây Vương Mẫu ngày xưa hiến vua Hán Vũ Đế mấy quả đ ào tiên, có nói rằng ăn quả đ ào ấy thì được trường thọ.
Ngày nay, những gia đình khá giả cũng có con cháu tổ chức mừng thượng thọ cho cha mẹ. Hình thức có thay đổi ít nhiều, nhưng thường là con cháu mua nhiều tặng vật mừng cha mẹ, gọi là đồ dưỡng già như là mền, áo ấm v.v... và tổ chức tiệc ăn mừng trọng thể tại nhà hàng hoặc tại nhà có mời đông đảo những thân bằng quyến thuộc của gia đình đến dự.
Ngày xưa, sau khi con cháu làm lễ bái xong, tiệc ăn mừng có mời làng nước đến dự, có nhà ăn mừng đôi ba ngày, cũng có trường hợp tiệc kéo dài đến năm bảy ngày. Khách khứa đem đồ lễ vật đến mừng thọ, cũng như mọi việc ăn mừng khác.
Phan Kế Bính có quan điểm như sau:
"Mừng thọ và mừng sinh nhật của cha mẹ cũng là một việc để tỏ lòng kính yêu cha mẹ là việc rất hay, người không có thì chẳng kể gì, nhưng giàu có thì nên lắm, có lẽ hơn là làm giỗ ngày húy nhật. Ta không mấy nhà theo lễ ấy mà chỉ phù hoa sau khi cha mẹ đã mất rồi, thực là một việc sai lầm."
(Sưu tầm trên internet)
Phan Kế Bính trong Việt Nam Phong Tục đã viết: "Ta đọc sách Thánh hiền, lấy sự hiếu với cha mẹ là mối luân thường rất lớn, làm đầu trăm nết hay của người. Mà nhất là ta hay lấy chuyện Nhị Thập Tứ Hiếu làm phương châm cho đạo làm con".
Hiếu là biết kính trọng thương mến cha mẹ, biết vâng lời cha mẹ, biết phụng dưỡng cha mẹ. Tục thường cho khi cha mẹ còn không nên đi xa, sợ không được thừa hoan ở dưới gối cha mẹ. Cho nên nhiều người phải bỏ đi làm quan xa, hoặc phải đi làm ăn xa xôi thì thường hay từ rằng ở nhà còn chút cha già hay mẹ già. Nhà nào cha mẹ mạnh khỏe, giàu có thì thường ở riêng một mình. Người nào già yếu hoặc không có của thì mới ở với con. Con có thì của ngon vật lạ, cơm dâng nước tiến, nhà nghèo cũng biết lưng cơm lành bát canh ngon để phụng dưỡng cha mẹ. Cũng nhiều người ăn riêng ở riêng, cứ tháng đưa tiền cung dưỡng. Hoặc ở xa xôi cách biệt đôi khi gởi đồng quà tấm bánh về dâng cha mẹ...
Nết hiếu vẫn là nết đầu trong luân lý của người ta, nếu cha mẹ là người rất thân mà cư xử đã chẳng ra gì thì ra đến xã hội còn tử tế với ai được nữa. Tuy vậy, hiếu với cha mẹ, chỉ cốt giữ được lòng kính mến là đủ, tưởng không cần phải giữ lễ phép tỉ mỉ nhỏ nhặt từng tí làm gì. Quý hồ phụng dưỡng đâu có đấy đừng để cho cha mẹ phiền lòng. Mình mong cho cha mẹ vẻ vang thì mình lại càng phải nghĩ cách mà lập thân mình. Hoặc học được khoa gì, hoặc làm được một sự nghiệp gì, để có ích cho xã hội mới là làm cho cha mẹ được vẻ vang.
Trong cách lối phụng dưỡng cha mẹ già ngày xưa có việc mừng sinh nhật và ăn mừng thượng thọ. Việc mừng sinh nhật và thượng thọ cho cha mẹ chỉ thể hiện trong những gia đình lớn khá giả. Trong ngày sinh nhật của cha hoặc mẹ, con cái làm tế lễ cha mẹ, rồi bày ra một tiệc ăn mừng có mời những người thân thích đến tham dự. Những gia đình nào có cha mẹ già đến bảy, tám mươi tuổi, mà nhà sung túc về tiền của lẫn con cháu, thì làm lễ mừng thọ cho cha mẹ gọi là lễ "Thượng thọ". Lễ thượng thọ có thể bắt đầu từ:
- Lúc 60 tuổi, gọi là thượng thọ lục tuần.
- Lúc 70 tuổi, gọi là thượng thọ thất tuần.
- Lúc 80 tuổi, gọi là thượng thọ bát tuần.
- Lúc 90 tuổi, gọi là thượng thọ cửu tuần.
- Lúc 100 tuổi, ăn mừng lớn: bách tuế hay bách niên chi lão.
Hôm ăn mừng, trước hết người ta làm lễ gà xôi, hoặc tam sinh, hoặc heo bò, đem ra đình lễ thần, gọi là bái tạ thần hưu, có nghĩa là tạ ơn thánh thần đã phù hộ cho cha mẹ sống lâu. Đến lúc lễ, cha hoặc mẹ ăn mặc đẹp ngồi trên ghế đặt chính gian giữa cho con cháu theo thứ tự lễ bái lạy. Con cháu mỗi người dâng chén rượu mừng thọ, hoặc là dâng quả đ ào, gọi là bàn đ ào chúc thọ việc này do điển tích bà Tây Vương Mẫu ngày xưa hiến vua Hán Vũ Đế mấy quả đ ào tiên, có nói rằng ăn quả đ ào ấy thì được trường thọ.
Ngày nay, những gia đình khá giả cũng có con cháu tổ chức mừng thượng thọ cho cha mẹ. Hình thức có thay đổi ít nhiều, nhưng thường là con cháu mua nhiều tặng vật mừng cha mẹ, gọi là đồ dưỡng già như là mền, áo ấm v.v... và tổ chức tiệc ăn mừng trọng thể tại nhà hàng hoặc tại nhà có mời đông đảo những thân bằng quyến thuộc của gia đình đến dự.
Ngày xưa, sau khi con cháu làm lễ bái xong, tiệc ăn mừng có mời làng nước đến dự, có nhà ăn mừng đôi ba ngày, cũng có trường hợp tiệc kéo dài đến năm bảy ngày. Khách khứa đem đồ lễ vật đến mừng thọ, cũng như mọi việc ăn mừng khác.
Phan Kế Bính có quan điểm như sau:
"Mừng thọ và mừng sinh nhật của cha mẹ cũng là một việc để tỏ lòng kính yêu cha mẹ là việc rất hay, người không có thì chẳng kể gì, nhưng giàu có thì nên lắm, có lẽ hơn là làm giỗ ngày húy nhật. Ta không mấy nhà theo lễ ấy mà chỉ phù hoa sau khi cha mẹ đã mất rồi, thực là một việc sai lầm."
(Sưu tầm trên internet)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét