Thứ Hai, 10 tháng 12, 2012

HUYẾT TRẮNG

 Theo Y HỌC HIỆN ĐẠI:
A. ĐẠI CƯƠNG:
Viêm sinh dục phân làm 2 hội chứng lâm sàng chính:
* Viêm sinh dục dưới gồm: viêm âm hộ, viêm âm đạo & viêm cổ tử cung.
* Viêm sinh dục trên (viêm tiểu khung) gồm Viêm tử cung & viêm phần phụ.

Huyết trắng hay còn gọi khí hư, là chất dịch tiết ra từ bộ phận sinh dục nữ, thường bắt đầu có từ tuổi dậy thì. Bình thường ở bộ phận sinh dục bao giờ cũng có một ít dịch trong suốt, không mùi, đó huyết trắng.
Huyết trắng có vai trò quan trọng trong việc giữ cho môi trường âm đạo có độ ẩm nhất định giúp ngăn ngừa các tác nhân gây bệnh và tạo điều kiện thuận lợi cho tinh trùng di chuyển đến tử cung. Thông thường, huyết trắng được tiết ra ổn định dựa theo sự bài tiết hormone estrogenprogesteron trong cơ thể phụ nữ (trước rụng trứng khoảng 1 ngày thì lượng huyết trắng thường nhiều nhất). Vì một lí do nào đó, lượng huyết trắng ra nhiều hơn, màu sắc và mùi bất thường như màu vàng, xanh, nâu, hoặc có mùi hôi, tanh nồng khó chịu, có thể đó là biểu hiện huyết trắng bệnh lý.
 B. NGUYÊN NHÂN VÀ CƠ CHẾ SINH BỆNH:

1- Viêm âm đạo, cổ tử cung do nấm Candida albicans(gọi tắt candida)
         Nấm men Candida bình thường tìm thấy trong ống tiêu hóa và có sự quân bình giữa các tạp khuẩn sống cộng sinh, không gây bệnh. Nếu dùng kháng sinh bừa bãi hoặc Corticoides, cơ thể giảm sức đề kháng thì nấm Candida sẽ tăng trưởng và gây bệnh. Tỷ lệ nhiễm bệnh là 10% tổng số viêm sinh dục, thường xảy ra ở bệnh nhân tiểu đường, dùng kháng sinh nhiều.
a/ Triệu chứng:
- Ngứa âm hộ, âm đạo nhiều.
- Huyết trắng màu trắng đục, đặc, lợn cợn.
- Niêm mạc âm đạo sưng đỏ, phù nề có cặn trắng như sữa bám vào thành cổ tử cung hoặc thành âm đạo.
b/ Chẩn đoán:
- Soi tươi với KOH 10%: 40 - 80% các trường hợp thấy sợi tơ nấm và bào tử nấm.
- Nhuộm gram: 70 - 80% trường hợp thấy sợi tơ nấm và bào tử nấm.
c/ Điều trị: Mycostatin đặt âm đạo, uống 500.000 đơn vị x 3 ngày x 14 ngày.

2- Viêm âm đạo và cổ tử cung do tạp trùng:
         Loại tụ cầu chiếm ưu thế, phụ nữ mang những chủng vi khuẩn không gây bệnh nhưng khi sức đề kháng yếu do bệnh nhiễm trùng, hoặc dùng kháng sinh bừa bãi,… thì các chủng vi khuẩn tăng độc lực và gây bệnh.
a/ Triệu chứng:
- Ngứa âm đạo, ít ; đau do giao hợp.
- Huyết trắng vàng như mủ, lượng nhiều.
b/ Chẩn đoán: Tìm vi khuẩn bằng nhuộm gram, cấy trùng.
c/ Điều trị: Lựa chọn kháng sinh theo kháng sinh đồ. Đặt thuốc âm đạo.

3. Viêm nội mạc tử cung:
3.1. Viêm nội mạc tử cung cấp
:

Thường gặp sau sinh do sót nhau hay nhiễm trùng ối, sau nạo hút thai nhiễm trùng, do vi khuẩn lậu(gono).
a/ Triệu chứng và chẩn đoán:
         Tùy thuộc vào đặc tính của vi trùng gây bệnh, tùy sức đề kháng của bệnh nhân và tùy tình trạng dẫn lưu của buồng tử cung. Nếu:

- Viêm nhẹ: sốt nhẹ, có sản dịch hôi.
- Viêm nặng: sốt cao. Có mủ từ tử cung chảy ra, cổ tử cung viêm đỏ.
- Viêm tắc tĩnh mạch: tử cung lớn, co lại kém, di động tử cung rất đau.
- Làm xét nghiệm: thử dịch âm đạo, cấy trùng để chẩn đoán.
- Cần chẩn đoán phân biệt:
* Viêm niêm mạc tử cung cấp do vi trùng lậu(gono).
* Viêm ruột thừa cấp.
* Viêm bể thận.
b/ Điều trị:
- Kháng sinh theo kháng sinh đồ, liều cao.

- Nong cổ tử cung, nạo tử cung sau khi cho kháng sinh.
- Phẫu thuật nguồn nhiễm trùng trong những trường hợp điều trị bảo tồn không có kết quả.
3.2. Viêm nội mạc tử cung mạn:
         Thường là di chứng của viêm cấp, xảy ra sau viêm cấp, sau sẩy thai hoặc do có u xơ tử cung dưới niêm mạc tử cung hoặc Viêm nhiễm ngược từ âm đạo lên.
a/ Triệu chứng lâm sàng:
- Đau hạ vị âm ỉ, cảm giác nặng vùng hạ vị, đau lưng, đau bụng khi có kinh. Tiểu gắt, buốt.
- Rối loạn kinh nguyệt, chu kỳ kinh bị ngắn lại, rong kinh.
- Huyết trắng nhiều, loãng màu vàng, hôi.
- Vô sinh, dễ sẩy thai hoặc nhau tiền đạo.
- Khám: Tử cung nhỏ, di động đau.
b/ Điều trị:
- Điều trị những ổ nhiễm trùng ở âm đạo, cổ tử cung nếu có.

- Kháng sinh thích hợp theo kháng sinh đồ .
- Nạo tử cung sau khi cho kháng sinh 3 ngày.

4. Viêm phần phụ(vòi trứng, buồng trứng,...):
 4.1. Viêm phần phụ cấp:
Đây là biến chứng của viêm nội mạc tử cung cấp sau sinh, sau nạo thai.

a/ Triệu chứng:
- Giống bệnh như viêm nội mạc tử cung cấp, kèm sốt cao, hai bên phần phụ rất đau.

- Huyết trắng như mủ, mùi hôi, lượng nhiều.
- Khám thấy hai phần phụ đau nhưng mềm không phù nề.
b/ Điều trị:
- Điều trị những ổ nhiễm trùng ở âm đạo, cổ tử cung, nếu có.
- Kháng sinh thích hợp.
- Phẫu thuật nếu có áp xe phần phụ.
Đặc điểm của viêm phần phụ do các loại vi trùng khác (không phải vi trùng lậu) là vi trùng đi theo đường bạch huyết gây viêm lớp thanh mạc và cơ vòi trứng. Niêm mạc vòi trứng vẫn bình thường nên về sau vẫn có nhiều khả năng sinh sản.
4.2. Viêm phần phụ mạn:
Thường xảy ra sau viêm phần phụ cấp mà điều trị không đầy đủ.
a/ Triệu chứng:
- Giống như viêm nội mạc tử cung mạn. Tử cung to, hai phần phụ nề dày, hơi đau.

- Khám có khối đau dính ở cạnh tử cung (hai bên), có thể có bọc áp xe ở hai bên phần phụ.
b/ Điều trị:
- Kháng sinh liều cao.

- Corticosteroid, chườm nóng.
- Vật lý trị liệu bằng làn sóng điện ngắn.
- Phẫu thuật nếu điều trị nội khoa không kết quả.

2. Theo Y HỌC CỔ TRUYỀN :
2.1. Bệnh danh: Bệnh khí hư (viêm nhiễm ở bộ phận sinh dục nữ) thuộc phạm trù của chứng "đới hạ" (’Đới : có nghĩa dây thắt lưng quần, ’Hạ có nghĩa ở phần dưới). - Theo nghĩa rộng (Nội Kinh), ”đới hạ" là bệnh phát sinh ở phần dưới lưng quần, bao gồm tất cả các bệnh thuộc kinh đới, thai, sản.
- Theo nghĩa hẹp, đới hạ" dùng để chỉ một chất dịch dẻo, nhớt, chảy từ trong âm đạo ra liên miên không dứt,...
Người xưa căn cứ vào màu sắc khí hư mà được phân loại theo màu sắc, tính chất, dịch tiết như sau: Bạch đới, Hoàng đới, Bạch dâm, Bạch băng, Thanh đới, Bạch trọc, Xích đới, Hắc đới, Xích bạch đới và Ngũ sắc đới.
- Thông thường dựa vào màu sắc Khí hư, mà tìm ra nguyên nhân gây bệnh như sau:
+ Bạch đới: Màu trắng như bột, đặc là nấm âm đạo hoặc tạp khuẩn.
+ Thanh đới: Màu xanh như mủ, nhiều tạp khuẩn, giang mai.
+ Hoàng đới: Màu vàng viêm nhiễm đường sinh dục, ngứa do nhiễm ký sinh trùng roi.
+ Xích đới: Màu đỏ lờ lờ do viêm nhiễm đường sinh dục hoặc ung thư cổ tử cung giai đoạn đầu.
+ Hắc đới: Như nước đậu đen, hôi khắm, phải nghĩ đến ung thư cổ tử cung.
+ ..............................................
 2.2. Nguyên nhân và cơ chế sinh bệnh: nguyên nhân ”đới hạ" do ở nhiều tạng phủ, kinh mạch, gây ra chứng trạng chung là ra khí hư nhiều, màu trắng, trong, loãng hoặc đặc.
Nguyên nhân sinh chứng "đới hạ" không ngoài 3 phương diện nội nhân, ngoại nhân và bất nội ngoại nhân.
2.2.1- Nội nhân: Do tình chí bất ổn, thể chất suy nhược ảnh hưởng chủ yếu đến 2 tạng Can và Tỳ. Can kinh uất hỏa, Tỳ khí suy yếu. Sách Phó thanh chủ nữ khoa viết “Hễ 'Tỳ khí hư', 'Can khí uất' đều có thể sinh ra bệnh Đới hạ”.

2.2.2- Ngoại nhân: Phong hàn, thấp nhiệt, đàm thấp thâm nhập vào cơ thể  khi cơ thể đang lao thương quá độ gây khí huyết hao tổn, nhưng chỉ khi Tà nhập đến phần Bào lạc thì mới gây ra chứng Đới hạ.
2.2.3- Bất nội ngoại nhân: Do ăn uống no say quá mà giao hợp hoặc dùng nhiều chất cao lương mỹ vị hoặc uống dạng thuốc khô táo lâu ngày tổn thương tới âm huyết, làm dương khí bị nén xuống cũng tạo thành chứng Đới hạ. Tuy rằng có nhiều nguyên nhân để sinh ra bệnh nhưng chỉ khi bệnh tà gây bệnh ở cửa bào cung làm cho mạch Xung, Nhâm bị thương tổn mới là nguyên nhân chính của các bệnh Đới hạ, như khi chức năng Tỳ bị rối loạn, Tỳ dương mất khả năng vận hóa được thấp trọc đình trệ ở bên trong phải chảy xuống bào cung, làm rối loạn mạch Xung, Nhâm mới phát sinh ra chứng "Đới hạ".
Hậu quả của bệnh lâu ngày gây nhiều phiền toái và biến chứng nguy hiểm sẽ ảnh hưởng tới nguyên khí làm cơ thể suy yếu, có hại cho việc sinh sản, truyền giống nên cần chú ý vệ sinh bộ phận sinh dục, bảo vệ sức khỏe lâu dài.
2.3. Luận chứng chữa trịLà nguyên tắc cơ bản của đông y, là tiền đề và căn cứ quyết định chữa trị.
2.3.1- Do rối loạn chức năng Can, Tỳ, Thận:
Chứng trạng: Thực tế trên lâm sàng thường gặp các thể bệnh.
 a-Tỳ hư: nên thấp thổ bị hãm xuống, Tỳ tinh không giữ được để tạo vinh huyết mà chảy xuống, chất trắng nhờn. huyết không quy về kinh được nên sinh khí hư.
Biểu hiện: bệnh nhân còn than phiền về tình trạng bực bội, khó ngủ, đồng thời kèm ăn uống không ngon.lượng khí hư khi nhiều khi ít, uể oải. Sắc da vàng, chân tay lạnh, chân phù, tiêu lỏng.
b- Thận hư: Kỳ kinh bát mạch thuộc Thận kinh, khi Thận tinh suy thì đới mạch giọt xuống.màu trong, lai rai, rỉ rả. Sắc mặt xanh bạc, tinh lực yếu, đầu choáng. Nếu kèm Thận dương suy sẽ tiểu nhiều lần, đầu choáng, yếu mỏi lưng gối. Nếu khí hư có sắc đen và có mùi hôi. Sắc mặt xanh bạc hơi vàng, gò má đỏ, da khô. Đầu choáng, mắt hoa, sốt về chiều, đau bụng, lưng gối, táo bón, tiểu gắt, đỏ. Lưỡi đỏ hồng nứt nẻ.
c- Can uất: Khí hư màu đỏ nhợt hoặc trắng, chất đặc dính, dai dẳng không dứt, hành kinh không nhất định ngày, tinh thần không thư thái, , hồi hộp, lo sợ, choáng váng, tâm phiền, mất ngủ,  dưới sườn đầy, tức ngực, , tinh thần không thoải mái. Ngực sườn tức, đau vú, chóng mặt, hồi hộp, ợ hơi, nôn, ăn ít,. Lo nghĩ nhiều, tình chí u uất.  đau hông sườn, nóng nảy dễ giận, miệng đắng, cổ họng khô, mặt vàng nhuận hoặc Sắc mặt xanh bạc, tinh thần uất ức, xây xẩm, mệt mỏi, ngực tức, đau hông sườn, bụng chướng, sôi ruột, mỏi lưng yếu sức. Do tình chí uất ức, giận dữ làm tổn thương, đại tiện thường, tiểu tiện vàng, rêu lưỡi trắng vàng lẫn lộn, khí hư dẻo dính hôi, màu vàng, tiểu đỏ sẻn và đau. Lưỡi hồng, rêu nẻ. rêu lưỡi bạc nhờn.
*Ngoài ra: Bệnh nhân bị bệnh "Đới hạ" nhiều năm thường sức đề kháng giảm sút. Do ngũ tạng(Tâm, Can, Tỳ , Phế và Thận) đều hư, khí hư năm màu cũng chảy xuống một lượt, đó là huyết sinh ra bệnh.
2.3.2- Do phong hàn ,thấp nhiệt hoặc đàm thấp làm thương tổn Tạng phủ.
Chứng trạng: Thực tế trên lâm sàng thường gặp các thể bệnh như:
- Khí hư đàm nhờn nhiều, màu trong như nước. Sợ lạnh, chân tay lạnh, mệt mỏi, tiểu trong dài hoặc không thông, màu đục tanh hôi, ngứa âm hộ. Người béo ệu, uể oải, choáng váng, ngực đầy tức, bụng nặng nề, ăn ít, đàm nhiều, nôn ọe.
- Khí hư màu vàng như băng, hôi. Bụng dưới đau sưng, lưng gối mỏi. Nặng đầu, miệng đắng nhớt, chất nhớt đặc, có lẫn lộn màu đỏ trắng từ âm đạo chảy ra. chất dẻo dính tanh hôi thối, nặng thì trong âm hộ sưng đau có hư hỏa, ăn kém, bụng dưới trướng, ướt ngứa âm hộ. Khí hư màu vàng do viêm nhiễm đường sinh dục, ngứa do nhiễm ký sinh trùng roi.- Khí hư màu đỏ lờ lờ do viêm nhiễm đường sinh dục hoặc ung thư cổ tử cung giai đoạn đầu..., chất nhớt, dính, hôi tanh. Miệng đắng, họng khô khát. Khó ngủ, táo bón, tiểu đỏ vàng ít, tiểu đau..
- Khí hư màu vàng như nước trà, đặc nhờn có mùi hôi thối. Do Thấp nhiệt phạm vào Nhâm mạch nên Nhâm mạch không sinh tinh hóa khí được, nung nấu mà thành khí hư màu vàng, tanh hôi nồng nặc. Âm hộ sưng đau.
 - Khí hư ngũ sắc  thì thấp nhiệt tích tụ trong bào cung, chắc chắn hôi thối đặc biệt, kèm tức ngực, đắng miệng và có nhớt, bụng dưới chướng đau, tiểu vàng đục
- Khí hư màu vàng, trắng(pha màu xanh) như mủ hoặc trong khí hư có lẫn máu. Tiểu đau buốt, màu vàng có mủ máu, hôi thối.Thấp nhiệt ở Can kinh đình trú ở trung tiêu, chạy vào bào cung, khí uất nghịch tích tụ lâu ngày thành bệnh. Sắc mặt xanh vàng, tinh thần u uất, đau đầu, ngực sườn đầy tức, ăn kém. Rêu lưỡi trắng nhờn hoặc vàng nhớt. Lưỡi nhợt hoặc hồng.
 2.3.3-- Bất nội ngoại nhân:
* Do bại tinh sinh thấp nhiệt.
*Do giao hợp không vệ sinh.
- Theo sách Nữ khoa chỉ yếu”, do tình dục không được toại chí hoặc giao hợp quá độ sinh ra.
- Theo sách Tố Vấn “Vì tư tưởng quá dâm dục, không được toại nguyện, thủ dâm ở ngoài, giao hợp quá độ làm cho các đường gân lỏng lẻo sinh ra chứng bại xuội (Nuy chứng) và làm thành bệnh khí hư”.
Chứng trạng: Thực tế trên lâm sàng thường gặp các thể bệnh như sau. Khi có khí hư xuống, người nóng nảy bứt rứt.
+ Bệnh nhẹ: sốt về chiều, lưỡi hồng, rêu lưỡi mỏng.
+ Bệnh nặng: hỏa thịnh làm tổn thương tới âm khí sinh bứt rứt, phiền nhiệt, họng khô khát, đêm nằm mộng giao hợp. Khí hư màu xanh như mủ, nhiều tạp khuẩn, giang mai.- Khí hư như màu nước đậu xanh, nhớt đặc chảy xuống từ âm đạo, mùi hôi thối-do nhiễm trùng.
- Khí hư màu vàng đặc nhờn có mùi hôi thối - do viêm nhiễm đường sinh dục, ngứa do nhiễm ký sinh trùng roi.
*Ngoài ra: Thể Hư tổn.
Do tinh thần lao tổn quá ảnh hưởng tới bào lạc làm nguyên khí quá hư. Khí hư òa xuống lâu ngày không hết để đến nỗi Tỳ-Can-Thận đều hư có hoa mắt, mắt mờ, chân tay lạnh, Sắc mặt xanh bạc, lưỡi hồng, rêu có đường nứt nẻ.
 2.4-Lý luận chữa trị: Là thủ thuật và phương pháp chữa bệnh.
Chứng trạng: Thực tế trên lâm sàng thường gặp 5 thể bệnh như sau: Tỳ hư, Thấp nhiệt, Đàm thấp, Can uất và Thận hư .
Bệnh khí hư "đới hạ" gây nhiều phiền toái và biến chứng nguy hiểm. Nguyên nhân chính của bệnh "đới hạ" là do chức năng: Tỳ bị rối loạn, 'Can khí uất',..., nhiệt độc và thấp nhiệt thâm nhập vào cơ thể. Vì vậy, để giải quyết tận gốc bệnh cần phối ngũ bài thuốc nam Thanh nhiệt-trừ thấp, ích khí, kiện tỳ-hóa đàm, điều can-giải uất và Bổ thận. Việc phối hợp các thảo dược thiên nhiên thành bài thuốc nam hội đủ tính kháng sinh thực vật, kháng nấm, tạp khuẩn, diệt ký sinh trùng, thanh nhiệt, trừ độc,....Có tác dụng toàn diện từ bên trong cơ thể lẫn bên ngoài và tác nhân trực tiếp gây ra bệnh "đới hạ" thì mới giải quyết tận gốc rễ căn bệnh thầm kín cho chị em phụ nữ.
Bài thuốc Nam nghiệm phương sau đây do "Cụ tổ tôi" đúc kết được trong quá trình điều trị trên lâm sàng đã trên 100 năm(truyền lại cho 3 đời), được dùng điều trị cho nhiều bệnh nhân trong và ngoài nước, hiệu quả phải nói là đáng kinh ngạc với các thể bệnh theo "Luận chứng & Lý luận chữa trị" nêu trên (cụ đặt tên là "Tự bảo thang").
*Phương thang: "Tự bảo thang"-Thành phần gồm 10 vị thuốc. Ở phạm vi bài viết này, tôi mạn phép Gia tiên chép lên đây 5 vị thuốc để tượng trưng cho Bài thuốc nam "Tự bảo thang".
 1- Đinh lăng- Bổ khí
 2- Đậu ván - kiện tỳ,....
 3- Bạch đồng nữ- Điều hòa gan, giải uất,...
 4- Bướm bạc - Lưu dẫn thuốc, .
 5- Kiến cò- Tiêu viêm , trừ thấp,..
6- Còn 5 vị nữa.
...........................................
-----------------------------------------------------------------------------------------
Bệnh Huyết Trắng xem qua tựa hồ như không quan hệ gì lắm, nhưng ai đã có bệnh này, mà không biết kiêng cữ cẩn thận, hạn chế sự dâm dục, dứt bỏ phiền não và thong thả cùng thuốc điều dưỡng cho đúng phương pháp; Còn để bệnh đến nỗi trong mình các chất nước ngày càng khô khan, lửa càng ngày càng bốc lên, tinh thần càng tiều tụy, hình dung càng khô khan, thế thì còn có hy vọng gì mà hưởng đặng gia đình lạc thú nữa...vv.
Chúng tôi đã kinh nghiệm nhiều năm thấy rằng Phụ nữ có thai từ 5 tháng trở lên thì Huyết Trắng ra dầm dề, đây là triệu chứng cho thấy sinh đẻ sẽ rất khó khăn, mà dầu có sinh đẻ dễ dàng đi chăng nữa, đến khi sinh đẻ rồi nó cũng biến ra nhiều chứng bệnh khó trị.
Bài thuốc chữa trị Huyết Trắng: Bệnh nhân dùng tối đa 15 thang thì mới dứt hẳn, mỗi đợt điều trị 5 thang. Trong thời gian điều trị,  phải xông hoặc ngâm rửa âm đạo từ 3-4 ngày đến 1 tuần thì hiệu nghiệm tăng lên gấp đôi và tiệt căn luôn.

Bài thuốc xông âm đạo: Huyết Trắng do viêm nhiễm niêm mạc tử cung, do tạp khuẩn, nhiễm nấm, vi trùng hoa liễu hay phần phụ,......
Bài 1:

- Cây dừa cạn: 100g - Nếu phơi khô thì 50g (Có nơi gọi là Cây Bọng Giếng hoặc Cây Tứ quí )
- Hành lá (Cả củ thì rất tốt) : 20g (Khi xông củ đập dập).
Cho thuốc vào nồi nhôm hay nồi sắt, cho nước vào thiếp thuốc, đun sôi, nhắc nồi thuốc xuống xông ngay vào âm đạo (Dùng mền che chắc xung quanh).
 Xông âm đạo liên tục 3 ngày, mỗi ngày xông 1 lần cho hơi thuốc đi sâu vào cửa mình (Cuối cùng lấy nước thuốc tạt rửa âm đạo, rồi để cho tự khô- Nhớ là xông trước khi đi ngủ).

Bài 2:
1. Cây dừa cạn : 50g (khô) - 100g (tươi)- rửa sạch
2. Xà sàng tử : 20g (cho vào túi vải) -mua ở tiệm thuốc Bắc.
3. Lá trầu không (Còn tươi): 1 nắm tay
4. phèn chua: 15-20g (Làm lành vết loét).
5. muối hạt: một nhúm nhỏ.
Tất cả cho vào nồi và  1lit nuớc, đun sôi nhỏ lửa chừng 20 phút ( phèn chua và muối khi nào gần đuợc mới cho), sau đó đổ thuốc vào một cái bô và xông vào vùng kín, khi nước thuốc còn ấm thì thì cho ra cái thau lớn dùng để ngâm hoặc thụt rửa nhẹ nhàng vào âm đạo, làm 1lần / 1ngày. Làm liên tục đều đặn trước khi đi ngủ đến khi hết bệnh thì thôi.
Bài thuốc này vừa có tác dụng kháng sinh diệt khuẩn mà vừa có tác dụng làm cân bằng môi truờng PH của âm đạo.

Bài thuốc uống: Liệu trình cho bệnh này là 10-15 thang. Thuốc được gửi làm 2 -3 đợt, mỗi đợt 5 thang.

Đợt I- Năm thang đầu tiên : Bệnh đã thuyên giảm 50%.
Đợt II- Năm đến mười thang tiếp sau:Trị dứt bệnh , tiệt căn trừ tái phát.

*Nhận biết: Dấu hiệu bệnh bắt đầu thuyên giảm 30-50% khi dùng xong thang thứ 2; đây là dấu hiệu rất tốt  Và dứt hẳn bệnh ở thang thứ 7.
* CAM KẾT:
- Dứt bệnh trong vòng 15 ngày, trừ tiệt căn và không tái phát.
- Bệnh nhân khi dùng thuốc  của Tôi đã khỏi thì sẽ khỏi bệnh vĩnh viễn.
- Nếu sau một tuần không khỏi,chúng tôi hoàn trả lại tiền sau khi trừ chi phí thuốc chữa bệnh.
MẪU BỆNH ÁN
- Người bệnh cung cấp đầy đủ thông tin:
+ Họ và Tên:..............Tuổi:..................(Bắt buộc).
+ Số cố định hoặc di động:.........................(Bắt buộc)
+ Địa chỉ:............. Số CMND:  ...............  (Bắt buộc)           
+ Thời gian bị bệnh: Kéo dài bao nhiêu năm......(Bắt buộc)
+ Thể trạng và triệu chứng toàn thân: Cân nặng.........Cao............Màu da...........Tình hình sức khoẻ hiện tại: Như ăn uống:....., Đại tiểu tiện: Chẳng hạn như có táo bón không,....., sau tiểu có rùng mình không,.......(Bắt buộc).
* Có ngứa âm đạo không ? ..........
* Có nổi hạt quanh lỗ âm đạo không ?.................
* Có ngứa sâu ở bên trong Cổ tử cung(CTC) hoặc có đau nhói ở tử cung không?......
+ Đã có gia đình chưa: ..................(Bắt buộc)
Nếu chưa quan hệ tình dục: Thì không cần đi khám, đã quan hệ rồi thì phải có kết quả khám Phụ khoa.
+ Kết quả trị bệnh hoặc khám chuyên khoa phụ sản gần đây nhất:.....(Bắt buộc)
+ Thông tin cuối cùng Rất quan trọng: Trước khi ra khí hư có bị Ban sởi hay Đậu mùa không ?
Lưu ý: Thuốc Nam thì không cần bắt mạch.
Nếu Viêm Lộ tuyến Cổ tử cung: Bác không chữa trị, mà phải đi Áp lạnh hoặc dùng phương pháp Leep thì mới khỏi bệnh (Thông thường có 70% phải đi áp lạnh đến 2 lần thì mới khỏi bệnh hoàn toàn).
Các thông tin về người bệnh được gửi về mail: thu_ksh@yahoo.com.vn ,để Bác có cơ sở lập bệnh án chữa trị. Hoặc điện thoại trực tiếp gặp Thầy Thư theo số máy: 0914.784474 để được tư vấn,chữa trị và tiện theo dõi bệnh nhân.

Nhà thuốc II: 18/68 Trần Phú - F2 - TP. Tuy Hoà - Phú Yên ( CÁch bến xe liên tỉnh 200 m về phía Đông)
Để được  tư vấn về bệnh của mình, xin hệ ông Nguyễn Thư:  0914.784.474 Triệu chứng bệnh của mình hãy Mail: thu_ksh@yahoo.com.vn
0914.784.474(Ưu tiên) - 0573836348 : Ngoài giờ hành chính


BÀI  THUỐC  GIA  TRUYỀN  CỦA  GIA ĐÌNH  TÔI  ĐÃ CHỮA  BỆNH  GẦN 100  NĂM, KỂ CẢ  NGƯỜI  BỆNH Ở  NƯỚC  NGOÀI  VỀ CẮT  THUỐC. TRONG  THỜI  ĐẠI  CÔNG NGHỆ THÔNG  TIN  ĐỂ  CHO  MỌI  NGƯỜI  ĐỀU  BIẾT .TÔI  VIẾT  BÀI  NÀY  ĐỂ  CHỮA TRỊ  NHỮNG  AI  BỊ  HUYẾT BẠCH (HUYẾT TRẮNG) MÀ ĐÃ CHỮA TRỊ TÂY Y KHÔNG  KHỎI HẲN. DỨT  KHOÁT KHÔNG CÓ CHUYỆN LỪA GẠT Ở ĐÂY.
Người bệnh sau khi đọc thấy có triệu chứng về   huyết bạch (Còn gọi Bạch Đới Hạ) như trên: Nếu có nghi ngờ về thuốc hay quảng cáo để tiền mất tật mang thì tôi sẽ gửi trước 3 thang để cắt cơn bệnh hoàn toàn. 4 thang tiếp sẽ trừ trị tiệt căn sẽ dùng sau khi có kết quả của 3 thang trước.

Thuốc có gửi qua đường Bưu điện, riêng tại Các tỉnh Miền trung-Tây Nguyên và TP.HCM gửi trực tiếp qua Chành vận tải chất lượng cao. Các địa chỉ nhận thuốc.
-Tại  TP.HCM:
519 Điện Biên Phủ - F3-Q3-TP.HCM (Chành Vận tải Quốc Tường). Hoặc nhận tại Phòng vé Thuận Thảo - Bến xe Miền Đông(TP.HCM)

- Tại Miền Trung & Tây Nguyên : Như TP.Đà Nẵng; TP. Huế ; TP. Buôn Ma Thuột, TP. Nha Trang; TP.Đà Lạt;TP. Qui Nhơn; TP.Vinh;......vv - Nhận thuốc tại Phòng vé Thuận Thảo - Tại Bến xe của các Thành phố đó.
Tại Hà Nội và các tỉnh Phía Bắc: Thuốc được đóng gói & gửi bảo đảm theo đường Bưu phẩm.

Chi phí thuốc và cách thanh toán Xem ở cuối bài: Rong kinh,Rong huyết.
Bài thuốc trị : Rong kinh, Rong huyết, Băng huyết - Quí vị xem tại đây

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét