Thứ Hai, 10 tháng 12, 2012

Chuyện cười

Thời Pháp thuộc,công tố viên tòa án cáo trạng một kỹ sư cầu đường:
_Đương sự có một số tội danh buộc phải truy tố trước pháp luật như sau: Chịu trách nhiệm làm cầu mà để cầu sập là một tội.
Không hiểu biết vị trí chiến lược của cây cầu là hai tội.
Để quan tòa mang tiếng vì một chiếc cầu đã gãy mà y án tử hình một kỹ sư trí thức là ba tội.
Làm cho dân đen ai nghe thấy tòa cũng oán giận,lân bang có bụng dòm dỏ là bốn tội.

Văn chương

Ngày xưa,những người làm việc cho triều đình phong kiến gọi là quan văn và quan võ.
Dưới triều vua Minh Mạng(1820-1840),ngài lưu ý khích lệ giới nhân sĩ trí thức và xuống chiếu ban thưởng cho những ai tìm được sách cũ hay làm ra sách mới.Như nấm sau mưa...một loạt nhân tài đua nhau dâng sách...phải kể tới Trịnh Hoài Đức,Hoàng Công Tài,Nguyễn Đình Chính...một lớp quan văn mới ra đời..

Nhà vua còn soạn ra 10 điều huấn dụ để dạy dân đen,quan trọng nhất là điều Đôn nhân luân.Dạy cho dân gian trọng Tam cương Ngũ thường....trung ,hiếu......nhân ,lễ,nghĩa,trí,tín....
Vậy thế nào là bất trí?
Địa giới Nam quốc sơn hà Nam Đế cư mà không biết là bất trí.
Còn bất trung là thế nào?
Biết mà không lo liệu binh mã bố phòng là bất trung.
Bất dũng là sao?
Lo liệu binh mã mà không liều chết là bất dũng.
Nước Nam ta còn được thế giới nhìn dưới góc độ thán phục không?

Nhật ký biên thuỳ

Đã hơn 19 giờ,lệnh từ liên lạc đại đội mang xuống: Mỗi trung đội cử 5 người,không mang vũ khí ,tập trung tại hầm đại đội đợi lệnh...Sau này mới biết là có một số trinh sát ...khoảng 4 người bị mìn quân Pôn Pốt...nên cần vận chuyển gấp về tuyến sau...Không biết họ bị mìn ở đâu và bao giờ,nhưng tụi mình chỉ làm nhiệm vụ tiếp sức chuyển tiếp thương binh về trạm phẫu của Bộ chỉ huy tiền phương.Mỗi thương binh được ba đến bốn người chuyển  tải...cứ mỗi võng là một thương binh.Mặc dù ở xa mặt trận nhưng mình vẫn sợ địch tấn công vì có một thương binh máu me đầy cả hai chân la toáng hoảng loạn vì quá đau đớn,có lẽ anh ta bị mất cả hai chân.Đoán là vậy...vì trời tối như mực chẳng ai thấy ai,và lịnh cấm bật đèn pin ban đêm mà không được phép.
Bọn địch rất ranh ma,nó gài mìn liên hoàn,cách nhau vài thước.Một người dẫm mìn ,người khác đến cứu thì lại bị thêm quả nữa.Vì chưa có kinh nghiệm nên cả tổ trinh sát bị dẫm gần hết.Lúc bàn giao thương binh từ tốp trước ,có người vội vã dúi vào túi áo ngực của 1 thương binh người miền Bắc một lọ Pi đã dùng rồi có đậy nút bằng mũ mềm cẩn thận,trong lọ là tên tuổi quê quán của người thương binh.Gánh nặng thương binh trên vai tê nhừ dù có thay đổi nhưng đường khó đi và khá xa nên chúng tôi mồ hôi vã như tắm.Đa số thương binh đều xin nước uống,nhưng chúng tôi chỉ cho họ uống từng ngụm nhỏ.
Anh thương binh la toáng giữa rừng đêm thật hãi hùng giờ thì tỉnh như sáo ,như không còn thấy đau đớn gì nữa.Anh ta nói chuyện một lúc rồi thiếp đi ....mãi mãi....Và chiếc cáng của anh ta dường như nhẹ hơn...Khi chúng tôi cánh thương,mỗi người đều có một cây nạng dài tầm ngang ngực,mà đầu nạng hình chữ V.Khi muốn dừng nghỉ thì cả hai đầu cáng võng đều hạ xuống góc chữ V mà nghỉ thẳng lưng,tay vẫn giữ hai đầu võng để thương binh không rơi xuống đất hoặc xình lầy mùa mưa.Cứ thế,chúng tôi đến trạm phẫu lúc nào không hay..nhưng có lẽ là rất khuya.Hai trong bốn cáng thương đã vĩnh viễn ra đi.
Chúng tôi ngủ vật vờ bên những lán trại ở Bộ chỉ huy tiền phương.Ngày mai ,những người còn sống như chúng tôi vẫn phải tiếp tục làm cái sứ mệnh mà cơn lốc của chiến tranh đã phó thác ,ở nơi mà các anh vừa ra đi và vừa để lại một  phần  thân thể.

Bạn có bị sỏi mật không?

Vài ký lô hột đười ươi đem rang đến thành màu nâu,như rang cà fê.Bỏ vào cối xay cà fê [tốt hơn hết là uống đến đâu xay đến đó],mỗi ngày uống 3-4 lần khi khát nước.Lấy 1 cái ly múc 1 muỗng canh bột đười ươi xaybỏ vào ly châm nước sôi đậy lại chờ nguội mới uống và uống ngoài bữa ăn.Uống hết nước lẫn cái.Sỏi mật do thừa cholesterol và ,thừa muối mật tạo thành khác với sỏi thận do muối calci....phosphat...
                                          Gia truyền họ Bùi huyện An Nhơn Bình Định

Giữ nước và mất nước

Vua nhà Ngô thời Đông Chu đem quân xâm lăng nước Sở.Sở Chiêu Vương cùng cận thần bôn đào không kịp mang theo Thái hậu và Hoàng hậu.Vua nhà Ngô bắt bà Hoàng hậu vào hầu.Đêm ấy vua Ngô ngủ trong cung với Sở Chiêu hậu.
Có kẻ dèm tâu bà Thái hậu cũng là người phụ nữ sắc nước hương trời tên là Bá Doanh.
Vua Ngô thích quá truyền Bá Doanh vào hầu.Bà Bá Doanh không chịu ra khỏi cửa.
Vua Hạp Lư sai người đến bắt.Bà Bá Doanh vẫn đóng kín cửa,cầm kiếm gõ vào cửa và mà nói :
_Ta nghe ông vua là tiêu biểu cho  một nước.Nay nhà vua bày việc vô đạo.Kẻ vị vong này thà đâm cổ mà chết,quyết không chịu hầu tên hôn quân.
Vua nhà Ngô hổ thẹn xin lỗi và cấm ngặt mọi chuyện đồi bại ở hoàng cung.
Ông vua được nước đối diện với hai bà Hoàng hậu bị mất nước.Một bà thì ưng thuận ,một bà thì phản đối,thì phải hiểu rằng kẻ ưng thuận kia là tiêu biểu cho sự mất nước,người phản đối đó là linh hồn của sự giữ nước.Quốc gia có tồn tại hay không là ở những nhân tố có phẩm tiết này.Mặt khác,kẻ chiến thắng biết giữ thể diện cho kẻ chiến bại là một chiến thắng toàn diện.
                                             (Trích Đông Chu liệt quốc)

Gặp quỉ

Hoàn Công thấy quỉ sinh lo ngờ mà thành bệnh, sau có người nói thấy quỉ làm được nghiệp bá thì khỏi bệnh ngay. Thế mới biết có quỉ hay không có quỉ, quỉ hại mình hay lợi cho mình, cũng là tự tâm mình tưởng tượng ra cả, rồi yên trí như thế mà thôi.

Hoàn Công (1) nước Tề đi săn ở ngoài đầm, có Quản Trọng theo hầu. Hoàn Công trông thấy quỉ, nắm tay Quản Trọng hỏi rằng: “Trọng phụ (2) có thấy gì không?”.

Quản Trọng thưa: “Thần không thấy gì cả”.
Hoàn Công về nghe trong người khó chịu, như là mất vía, rồi sinh ốm, mấy hôm không ra triều.

Có người học trò tên là Cáo Ngao vào ra mắt nói rằng:

- Nhà vua đau, là tự mình làm ra cả chớ ma quỉ nào làm được! Phàm chưng khí tán mà không thu lại được, thì tinh thần suy yếu; cái khí ấy bốc lên trên, không thông xuống được, thì làm cho người ta hay giận dữ, cái khí ấy tụ ở dưới, không vận lên được thì làm cho người ta hay mê lú chóng quên, cái khí ấy không lên không xuống, kết ở giữa bụng thì sinh ra hoảng hốt.

Hoàn Công hỏi: “Thế nhưng có quỉ thực không ?”.

Cáo Ngao thưa: “Đất có thổ công, sông có hà bá, núi có sơn thần, bể có long vương, đầm có thứ quỉ gọi là uy di”.

Hoàn Công hỏi: “Hình dạng uy di thế nào?”.

Cáo Ngao thưa: “Quỉ uy di to như cái cối xe, dài như cái càng xe, mặc áo tía, đội mũ đỏ, tính hay sợ tiếng sấm, hễ nghe thấy thì đứng sững, hai tay ôm lấy đầu. Ai trông thấy thì... rồi làm nên đến nghiệp bá (3)”.
Hoàn Công vẫn có chí muốn làm bá, nghe nói hớn hở cười rằng: “Ấy ta trông thấy cũng như thế đấy”.

Nói đoạn sửa mũ, mặc áo, ngồi dậy, chưa hết một ngày bệnh đã khỏi tự bao giờ không biết.

Trang Tử Tuyết

LỜI BÀN:
Hoàn Công thấy quỉ sinh lo ngờ mà thành bệnh, sau có người nói thấy quỉ làm được nghiệp bá thì khỏi bệnh ngay. Thế mới biết có quỉ hay không có quỉ, quỉ hại mình hay lợi cho mình, cũng là tự tâm mình tưởng tượng ra cả, rồi yên trí như thế mà thôi. “Đau là tại mình, chớ quỉ nào làm?”. Câu Cáo Ngao nói thật là xác lý. Cáo Ngao lại khéo biết trước lấy lẽ thuốc thang, làm như ông lang rõ bệnh của người ốm, khiến người ốm để tai nghe, sau lấy truyện vu vơ đâu đâu mà xử được việc mơ hoảng khiến người mơ phá được cái lòng lo ngờ mà hóa nên vua vẻ. Tiếc thay đời bấy giờ người mê như Hoàn Công thật lắm, mà người biết giải mê được như Cáo Ngao lại không được mấy người.


(Theo “Cổ học tinh hoa” của Nguyễn Văn Ngọc và Trần Lê Nhân – NXB Trẻ)

Tự tỉnh

Người ta tối đến,trước khi ngủ thử kiểm xem xét trong một ngày
Ăn ở với cha mẹ đã hết lòng chưa?
Đối đãi với kẻ dưới đã thể tất chưa?
Xử với anh em đã thỏa thuận chưa?
Đối với vợ con đã yêu quí chưa?
Chơi với bạn bè đã hay tránh kẻ dở gần người hiền chưa?
Nói ra câu gì,đã hay không thẹn với lương tâm chưa?
Làm công việc gì,đã không trái với công lý chưa?
Đãi với người ngoài đã không hay thất lễ chưa?
Hết thảy việc gì,việc gì cũng nghĩ để xử cho chu đáo ,ngõ hầu mới xứng đáng làm người mà không xấu hổ.
                              [Sưu tầm từ Từ Mi Vân]

Viêm gan B có thể chữa khỏi bằng bài thuốc dân gian

Tôi có biết một phụ nữ quê ở Hà tiên ,tỉnh Kiên Giang đã bị viêm gan siêu vi B nhiều năm.Bà ta nay xét nghiệm máu đã không còn thấy virus siêu vi B trong máu.Bà ta biết mình bị viêm gan nhưng nhà thì nghèo ,làm ngày nào ăn ngày đó.Rất may,bà ta được một người lạ chỉ cho phương thuốc vừa uống nước sắc và vừa uống thuốc viên.

Về nấu nước sắc,4 chén nấu còn 1 chén,ngày uống hai lần.Thành phần gồm:
_Chó đẻ
_Mần ri cây hoặc dây
Thù lù
_Dứa gai
Mỗi thứ một nhúm đã phơi khô.
Về thành phần của viên,như sau:
_Gừng đâm nhỏ và nát vắt lấy nướcHạt hắc sửu(họ bìm bìm bông tím) tán nhỏ và mịn.
Chế biến:  Dùng nước gừng nhào trộn với bột hắc sửu vo viên bằng hạt đậu xanh .
Cách dùng: Uống mỗi lần 15 viên cùng nước sắc.Nếu uống vào không xổ độc được thì thì tăng lên 3 hay 4 viên.
                     (Bài thuốc dân gian do ông Lâm Tài Kiết ở Khu phố Hòa Lập
                      Thị trấn Kiên Lương Tỉnh Kiên Giang cung cấp)

Hai Hồ Nước

Ở Palestin có 2 hồ nước  lớn.Hồ thứ nhất là Hồ Chết vì không một sinh vật nào có thể sống trong lòng hồ.Hồ thứ hai là Galilé,một khu du lịch quốc tế nổi tiếng.Cả hai hồ đều nhận nguồn nước từ sông Jordan.Nước sông Jordan chảy vào Hồ Chết.Hồ Chết đón nhận và giữ lại cho riêng mình nên nước trong Hồ Chết trở nên mặn chát.Hồ Galilé cũng đón nhận nguồn nước từ sông Jordan rồi từ đó tràn qua các hồ nhỏ và sông lạch nhờ vậy mà nước trong hồ này luôn sạch mang lại sự sống cho sinh vật hồ,cho cây cối,muông thú và con người.
Vâng 1 ánh lửa chia xẻ là 1 ánh lửa lan tỏa.Bàn tay có mở rộng ban tặng,tâm hồn mới tràn ngập vui sướng.Đôi môi hé mở mới nhận đựoc nụ cười.
                             (Sưu tầm trên internet)

Giai thoại"Bài thơ Vịnh bèo"

Năm Đinh Dậu, nhà Minh mư­ợn cớ phò Lê diệt Mạc hòng thôn tính nư­ớc ta, sai đô đốc Cừu Loan và tư­ớng Mao Bá Ôn đem quân hùng hổ tiến vào cửa ải Pha Luỹ. Chúng gửi chiến thư­ cho triềuđình Mạc, bảo phải đầu hàng thì mới tránh khỏi hoạ. Kèm theo th­ư là một bài thơ Bèo thách hoạ, d­ưới ký tên Mao Bá Ôn.
Tuỳ điền trục thuỷ mạc ­ương châm
Đáo xứ khan lai thực bất thâm
Không hữu căn miêu không hữu diệp
Cảm sinh chi tiết, cảm sinh tâm
Đồ chi tụ sứ ninh chi tán
Đản thức phù thời ná thứ­c trầm
Đại để trung thiên phong khí ác
Tảo quy hồ hải tiện nan tầm.
(Mọc theo ruộng n­ước hóp như­ kim
Trôi dạt lênh đênh chẳng đứng im
Nào có gốc sâu, nào có lá
Dám sinh cành nhánh, dám sinh tim
Tụ rồi đã chắc không tan tác
Nổi đó nào hay chẳng đắm chìm
Đến lúc trời cao bùng gió dữ
Quét về hồ bể hẳn khôn tìm)

Vịnh bèo nh­ưng dụng ý của Mao Bá Ôn là coi khinh nư­ớc Nam sức yếu lực nhỏ, mong manh trôi dạt nh­ư cánh bèo mặt n­ước lênh đênh, chỉ một cơn gió là tan tác. Vua Mạc Đăng Dung giao cho Giáp Hải lên tận biên ải. Trong khi giao tiếp, Trạng Giáp Hải đã hoạ đáp:
Cẩm lâm mật mật bất dung châm
Đái diệp liên căn khởi kế thâm
Thư­ờng dữ bạch vân tranh thuỷ diện
Khẳng giao hồng nhật truỵ ba tâm
Thiên trùng lãng đả thành nan phá
Vạn trận phong xuy vĩnh bất trầm
Đa thiểu ngư­ long tàng giá lý
Thái công vô kế hạ câu tầm.
(Ken dầy vải gấm khó luồn kim
Rễ lá liền nhau, động vẫn im
Tranh với bóng mây che mặt n­ước
Chẳng cho tia nắng rọi xuyên tim
Sóng dồi muôn lớp thư­ờng không vỡ
Gió táp ngàn cơn cũng chẳng chìm
Nào cá nào rồng trong ấy ẩn
Cần câu Lã Vọng biết đâu tìm).

Trong bài thơ hoạ, thấy lời lẽ mạnh mẽ, Mao Bá Ôn và Cừu Loan bàn bạc với nhau, nhận định rằng nư­ớc Nam có thực lực, ch­ưa thể nuốt trôi đư­ợc, lặng lẽ có trật tự cho lui binh về.
Sưu tầm

Bản dịch Bạch Đằng Giang Phú

Khách có kẻ:
Giương buồm giong gió chơi vơi,
Lướt bể chơi trăng mải miết.
Sớm gõ thuyền chừ Nguyên Tương,
Chiều lần thăm chừ Vũ huyệt.
Cửu Giang, Ngũ Hồ,
Tam Ngô, Bách Việt.
Nơi có người đi,
Đâu mà chẳng biết.
Đầm Vân Mộng chứa vài trăm trong dạ cũng nhiều,
Mà tráng chí bốn phương vẫn còn tha thiết.
Bèn giữa dòng chừ buông chèo,
Học Tử Trường chừ thú tiêu dao.
Qua cửa Đại Than,
Ngược bến Đông Triều,
Đến sông Bạch Đằng,
Thuyền bơi một chiều.
Bát ngát sóng kình muôn dặm,
Thướt tha đuôi trĩ một màu.
Nước trời một sắc,
Phong cảnh ba thu
Bờ lau san sát,
Bến lách đìu hiu
Sông chìm giáo gãy,
Gò đầy xương khô.
Buồn vì cảnh thảm,
Đứng lặng giờ lâu.
Thương nỗi anh hùng đâu vắng tá,
Tiếc thay dấu vết luống còn lưu.
Bên sông bô lão hỏi,
Hỏi ý ta sở cầu.
Có kẻ lê gậy chống trước,
Có người thuyền nhẹ bơi sau.
Vái ta mà thưa rằng:
“Đây là chiến địa buổi Trùng Hưng Nhị Thánh bắt Ô Mã,
Cũng là bãi đất xưa, thuở trước Ngô chúa phá Hoằng Thao”.
Đương khi ấy:
Thuyền tàu muôn đội,
Tinh kì phấp phới.
Hùng hổ sáu quân,
Giáo gươm sáng chói.
Trận đánh được thua chửa phân,
Chiến luỹ bắc nam chống đối.
Ánh nhật nguyệt chừ phải mờ,
Bầu trời đất chừ sắp đổi.
Kìa:
Tất Liệt thế cường,
Lưu Cung chước dối.
Những tưởng gieo roi một lần,
Quét sạch Nam bang bốn cõi.
Thế nhưng:
Trời cũng chiều người,
Hung đồ hết lối
Trận Xích Bích, quân Tào Tháo tan tác tro bay,
Trận Hợp Phì, giặc Bồ Kiên hoàn toàn chết trụi.
Đến nay sông nước tuy chảy hoài,
Mà nhục quân thù khôn rửa nổi.
Tái tạo công lao,
Nghìn xưa ca ngợi.
Tuy nhiên:
Từ có vũ trụ,
Đã có giang san.
Quả là trời đất cho nơi hiểm trở,
Cũng nhờ nhân tài giữ cuộc trị an.
Hội nào bằng hội Mạnh Tân, có vương sư họ Lã,
Trận nào bằng trận Duy Thuỷ, có quốc sĩ họ Hàn.
Khi trận Bạch Đằng mà đại thắng,
Bởi đại vương coi thế giặc nhàn.
Tiếng thơm còn mãi,
Bia miệng không mòn.
Đến chơi sông chừ ủ mặt,
Nhớ người xưa chừ lệ chan.
Rồi vừa đi vừa ca rằng:
“Sông Đằng một dải dài ghê,
Sóng hồng cuồn cuộn tuôn về bể Đông.
Những phường bất nghĩa tiêu vong,
Nghìn thu chỉ có anh hùng lưu danh!”
Khách cũng nối tiếp mà ca rằng:
“Anh minh hai vị thánh quân,
Sông đây rửa sạch mấy lần giáp binh.
Giặc tan muôn thuở thanh bình,
Bởi đâu đất hiểm cốt mình đức cao.”
         Trương Hán Siêu

Thái sư Lê Văn Thịnh và cuộc chiến Tống -Lý

Năm 1076,nhà Tống sai Tuyên phủ sứ Quảng Nam(tên lộ của nhà Tống,sau chia thành Quảng Nam Đông lộ,tức tỉnh Quảng Đông và Quảng Tây Nam lộ,khu tự trị Quảng Tây ngày nay của Trung Quốc) là Qúach Qùi làm Chiêu thảo sứ,Triệu Tiết làm phó,đem quân 9 tướng,hợp với Chiêm Thành và Chân Lạp sang xâm lấn Đại Việt để trả thù việc Lý Thường Kiệt và Tông Đản đã đem quân tấn công các châu Ung,Khâm,Liêm của nhà Tống năm trước để phủ đầu mưu đồ xâm lược của nhà Tống.Trên sông Như Nguyệt(Sông Cầu) Lý Thường Kiệt lập phòng tuyến ở bở Nam đánh tan được.Qúach Qùi lui quân,nhưng lại chiếm lấy châu Quảng Nguyên(Cao Bằng,Lạng Sơn).

Năm 1078,mùa xuân ,tháng giêng,vua Lý Nhân Tông sai Đào Tống Nguyên đem biếu nhà Tống 5 con voi thuần,xin trả lại các châu Quảng Nguyên(mà nhà Tống đổi lại là Thuận châu),nhưng chưa trả những đất đai mà thổ dân dâng cho nhà Tống..
Tháng 6 năm 1084 ,khi đó là Thị lang Bộ Binh,Lê Văn Thịnh đến trại Vĩnh Bình cùng với người Tống bàn việc cương giới.Tuy binh lực nhà Tống đã bị Lý Thường Kiệt đánh thua tan tác,song vua quan nhà Tống chỉ đồng ý trả lại đất đai do nhà Tống xâm lược tại biên thùy.Còn đất đai do thổ dân dâng nộp để thần phục nhà Tống là hai động Vật Dương và Vật Ác,họ không chịu trả lại.Viện lý những đất ấy là của thổ dân "tự ý" đem sát nhập vào nhà Tống chứ không phải là họ chiếm Lê Văn Thịnh đã trả lời sứ giả nhà Tống là Thành Trạc:
Đất thì có chủ,các viên quan giữ đất ấy đem nộp cho người khác và trốn đi thì đất ấy thành vật ăn trộm của chủ.Sự chủ giao mà lấy trộm đã không tha thứ được mà trộm của hay" tàng trữ" thì luật pháp cũng không cho phép,huống chi nay lại mang đất lấy trộm dâng để làm dơ bẩn sổ sách nhà vua.
Đại diện cho Đại Việt,Lê Văn Thịnh đã trả lời một cách cứng cỏi,đầy lập luận.Đối với luật pháp nước nào cũng vậy,khi nhận môt vật gì để canh giữ,nếu đem vật đó bán và hủy bỏ đi,tất nhiên phải có tội.Trong trường hợp này các thổ dân-chỉ là những người được vua tin dùng,cho cai quản các châu ở nơi biên ải xa xôi.Việc tự tiện đem đất đai dâng cho nhà Tống để xin thần phục,xâm phạm vào lãnh thổ cũa Đại Việt cũng như việc nhà Tống chiếm giữ đất ấy không thể là hợp pháp, minh bạch.
Luận cứ trên cho thấy nền pháp luật thời Lý đã có những bước tiến đáng kể nên Lê Văn Thịnh đã phân biệt rõ ràng các khái  niệm mà ngày nay gọi là khế ước ủy nhiệm,ký thác hay quyền sở hữu.
Nhà Tống cuối cùng phải trả lại 6 huyện 3 động.Người Tống có thơ rằng:
Nhân tham Giao Chỉ tượng
Khướt thất Quảng Nguyên kim
Tạm dịch:
Người tham voi Giao Chỉ
Bỏ mất vàng Quảng Nguyên
Năm 1085,Lê Văn Thịnh làm Thái sư dưới triều vua Lý Nhân Tông.
                              (Nguồn Wikipedia)

Thuốc phòng bệnh tai biến

1/Hạnh nhân 10g
  2/Chi tử 10g
  3/Đào nhân 10g
  4/10 hạt gạo nếp
  5/10 hạt tiêu
  6/3 lòng trắng trứng gà ta
Cách dùng:Tất cả giã,tối đắp để vậy ngủ qua đêm.
Kết quả:Nhìn gân bàn chân màu xanh Cửu long là tốt.
Chú ý:
   * Nam :Đắp chân trái.
   *Nữ:Đắp chân phải.
Làm một lần duy nhất trong đời…
             (Tài liệu này thỉnh từ phòng chẩn trị
    YHDT xã Bình Thủy .ĐT:076.671008 )


 

Người đàn bà trong tướng mệnh(trích dẫn)

Từng phút một đều tăng sự xa cách giữa chúng ta,từng phút ấy anh càng thấy không đủ can đảm chịu đựng xa cách.Joséphine em ơi,em mãi mãi là linh hồn và ý nghĩ của anh...
Giua ba quân trong lửa đạn chiến trường,anh chỉ nhìn thấy một hình ảnh duy nhất là em.nếu anh ra lệnh cho quân tiến ào ạt như sóng nước của dòng sông Rhôme chính là để anh chóng được về cùng em.Nếu nữa đêm anh thức giấc ra bàn miệt mài làm việc,chính là để cướp lấy thời gian cho mau được gần em.."
Đó là những lời tha thiết và còn cả ngàn lời tương tự mà Napoléon đã viết gởi cho Joséphine de Beauharnais,một bà góa không lấy gì làm đẹp cho lắm.Nhưng Joséphine chẳng bao giờ trả lại cho vị Hoàng đế oai quyền nhất Châu Âu bằng tình yêu chân thành.Đã vậy cứ mỗi lần xa Napoléon là Joséphine sẵn sàng cắm lên đầu ông ta cả chục cái sừng.Mỗi lần có ai nhắc đến Napoléon thì nàng thường nói một câu đùa rỡn:"À!Cái thằng cha Bonaparte si ngốc đó hả!"
Cho đến khi trút hơi thở cuối cùng ở đảo Sainte Hélène,Joséphine vĩnh viễn là một điều Napoléon không hiểu được trên đời.Cũng như tất cả những người đàn ông khác từ ngàn xưa tới ngày nay không lúc nào hết là một bí ẩn(énigme).Có nhà văn Trung Quốc viết:"Nữ nhân đối với nam nhân trước sau là cái Thiên cổ chi mê"

Người Việt có câu ca dao hóm hỉnh về cái "Thiên cổ chi mê"này.
              Văn chương chữ nghĩa bề bề
              Thần gì nó ám cũng mê mẩn đời
Từ đấy nam giới tìm mọi cách khám phá cái"thiên cổ chi mê" ở khắp các lãnh vực văn chương và khoa học.
Nhưng văn chương đã bay bổng lên quá nên khi văn chương càng phong phú bao nhiêu thì người đàn bà càng hiện lên nghìn hình vạn trạng khiến ta càng dấn sâu vào mê lộ bấy nhiêu.Từ hình thái thần thoại đến thi ca,tới tiểu thuyết đều chỉ làm cho bí ẩn thêm bí ẩn.
Khoa học ngược lại,đem xóa bỏ hết mọi "huyền diệu" của nó để thay thế vào đấy một nhận thức thô kệch thuần sinh vật lý(biologique).Đàn bà là một giống cái,buồng trứng và âm nang.(Elle est une femelle,une matrice,un ovaire).Rút cục,"thiên cổ chi mê" chỉ còn là một số cơ năng của các hạch,bộ óc,ngũ tạng.
Tướng mệnh học khác khoa học và văn chương ở chỗ không đánh thuốc mê người đàn bà rồi đặt lên bàn mổ,dùng dao kéo phanh ra xem bên trong có gì,cũng không thêm thắt tô hồng,bôi đen như văn chương để đưa ra những hình ảnh Mauguerite Gautier trong Trà hoa nữ,con đĩ mang tâm hồn những thiên thần.Angélique của Sierge Anne Golon,người đàn bà phiêu lưu chìm nổi..v..v..Tướng mệnh học nhìn người đàn bà trên nhiều khía cạnh cùng lúc ,vừa là sinh vật thuộc cơ thể giải phẫu học,vừa là thân phận của con người chịu chi phối của sự thực xã hội(réalité sociale),của sự thực lịch sử(réalité historique)...

  ...........................................Tướng mệnh  học không phủ nhận thực tại lịch sử,nhưng ở thực tại lịch sử nào thì con người vẫn không thể thoát ra khỏi vòng thọ yểu,hiền ngu,khỏe mạnh,bệnh tật,cai trị ,bị trị,nghĩa là số mệnh vẫn không tách khỏi thân phận con người,chỉ biến đổi chút ít trên hình thức mà thôi......Vẫn còn chuyện Eva Péron xuất thân từ cô bé đi lượm củi,sau hát phòng trà rồi trở thành bà Tổng thống  tiếng tăm.Vẫn còn chuyện Hoàng hậu Soraya phải từ bỏ ngai vàng,Và vẫn còn chuyện Svetlana con gái Staline trốn khỏi thành trì Xã  Hội Chủ Nghĩa...
                                  (Sưu Tầm trong Tàng thư)                                                                

Uống thuốc sai giờ, thuốc lành thành độc

Khi gặp những tai biến do dùng thuốc, nhiều người hay có thói quen đổ lỗi do thuốc kém chất lượng hoặc dùng sai thuốc, ít ai nghĩ đến chuyện đã uống thuốc không đúng giờ giấc. Ngay cả khi có chỉ định của dược sĩ thì nhiều người cũng không mấy bận tâm.
 


 
Phụ thuộc vào cơ thể

Một thứ thuốc đưa vào cơ thể, hiệu lực của nó tuỳ thuộc vào nhiều yếu tố nhưng chủ yếu là do tính dung nạp (nói theo dân dã là tính “hạp” hay “chịu”) của cơ thể đối với thuốc và sự chuyển hoá thuốc trong cơ thể, đưa đến tác dụng.

Về tính dung nạp thuốc: tức là sức chịu đựng của cơ thể đối với thuốc, nếu cơ thể không dung nạp thuốc tốt thì thuốc sẽ có tác dụng xấu, thậm chí có thể gây độc. Nhiều nghiên cứu cho thấy tính dung nạp thuốc của cơ thể cũng biến đổi theo chu kỳ tương ứng với chu kỳ sinh học trong cơ thể có liên quan.

Thí dụ chu kỳ sinh học của sự tiết adrenalin nội sinh là đạt mức tối đa vào lúc chín giờ sáng trong ngày, nếu tiêm thuốc adrenalin vào thời điểm này hoàn toàn không có lợi vì cơ thể đã có sẵn adrenalin. Hay như người ta đã nghiên cứu cho thấy độc tính của thuốc chống ung thư 5-Fluoruracil nếu tiêm vào buổi sáng sẽ mạnh gấp đôi so với buổi chiều, tức là sự chịu đựng của cơ thể đối với thuốc chống ung thư này tốt hơn vào buổi chiều.
Về chuyển hoá thuốc: nhiều thuốc nếu được cơ thể chuyển hoá nhanh, tác dụng sẽ mạnh nhưng ngắn. Còn chuyển hoá quá chậm, tác dụng sẽ yếu và kéo dài. Không kể có trường hợp chuyển hoá chậm có thể tích luỹ lại trong cơ thể gây ngộ độc. Qua nghiên cứu người ta nhận thấy sự chuyển hoá thuốc không phải lúc nào cũng giống nhau mà có sự thay đổi theo chu kỳ hàng ngày, lý do là sự chuyển hoá thuốc tuỳ thuộc vào hoạt động của các enzyme, gọi là enzyme chuyển hoá thuốc. Bản thân các enzyme hoạt động theo chu kỳ và cả hệ nội tiết có ảnh hưởng nhiều đến điều hoà các enzyme cũng hoạt động theo chu kỳ.

Như vậy, rõ ràng là tác dụng của thuốc có tuỳ thuộc vào yếu tố thời gian. Dùng thuốc đúng lúc thì tác dụng sẽ tốt nhất. Dùng thuốc không đúng lúc không những không làm khỏi bệnh mà có khi có hại vì làm rối loạn thêm cấu trúc sinh học theo thời gian của cơ thể.

Dùng thuốc phải đúng chỉ định

Cho tới nay, có nhiều thuốc được nghiên cứu để chọn thời điểm cho thuốc tối ưu trong ngày. Thí dụ như thuốc loại glucocorticoid được dùng trị hen suyễn thì có khuyến cáo nên dùng vào buổi sáng. Thậm chí để hạn chế tác dụng phụ nguy hiểm của glucocorticoid, có khi phải uống thuốc cách ngày, tức hai ngày dùng thuốc một lần. Trái lại, thuốc theophyllin thì khuyến cáo nên dùng vào chiều tối.
Đặc biệt đối với thuốc trị ung thư là thuốc có độc tính, khai thác hiện tượng cơ thể nhạy cảm với thuốc không đồng đều trong ngày, các nhà khoa học hiện cũng đang tìm cách nâng cao hiệu quả điều trị, bảo đảm người bệnh vẫn chịu đựng được những thuốc có độc tính cao. Nói cách khác, nếu chọn được thời điểm cho thuốc tối ưu thì có thể giảm được sự độc hại mà không cần phải giảm liều thuốc. Thậm chí, người ta còn hy vọng rồi đây sẽ sử dụng được tất cả những chất trước đây dùng trị ung thư nhưng sau đó phải loại bỏ vì quá độc.

Đối với người sử dụng thuốc, nên lưu ý dùng thuốc theo đúng chỉ định của thầy thuốc hoặc theo đúng bản hướng dẫn sử dụng. Không những theo đúng loại mà còn theo đúng cách uống, đặc biệt theo đúng số lần và theo đúng thời điểm dùng thuốc trong ngày.

Theo Sài Gòn tiếp thị

Lỡ uống thuốc quá liều, làm sao?

SGTT - Trong sử dụng thuốc luôn luôn có lời khuyên “phải dùng thuốc đúng liều, đủ thời gian”. “Đúng liều” có nghĩa phải sử dụng thuốc theo đúng số lượng đã được chỉ định cho một lần dùng thuốc hoặc cho cả ngày. Còn “đủ thời gian” là phải dùng cho đủ số ngày được ấn định. Vì chỉ cần “sai một li” dùng thuốc, sức khoẻ của ta sẽ “đi một dặm”!
Có khá nhiều người quan tâm đến lời khuyên phải dùng thuốc đúng liều, nhưng đặt trường hợp vô tình lỡ uống thuốc quá liều thì sẽ dẫn đến việc gì và phải xử trí ra sao?
Dùng sai liều có thể gặp tai biến


Việc dùng thuốc không đúng liều bao gồm hai trường hợp: dùng không đủ liềudùng quá liều. Dùng thuốc không đủ liều không chỉ không trị dứt bệnh của cá nhân mà có khi gây hại cho cộng đồng. Như sử dụng kháng sinh không đủ liều có thể dẫn đến vi khuẩn đề kháng thuốc, không bị tiêu diệt và sau đó sẽ gây hại cho bất kỳ ai bị nó xâm nhiễm. Còn dùng thuốc quá liều gây hại cho chính người dùng thuốc, thậm chí có thể gây tử vong. Bởi hầu hết các thuốc, nếu dùng đúng liều thì đó là thuốc chữa bệnh, còn quá liều thì đó là chất độc không hơn không kém.
Liều dùng thuốc, hay còn gọi là liều điều trị, không phải được ấn định một cách tuỳ tiện mà là kết quả của một quá trình nghiên cứu, gọi là thử tác dụng dược lý. Trước hết, thuốc phải thử độc tính, xác định “tử liều 50” (lethal dose 50, viết tắt LD50), tức thử trên súc vật (thường là chuột nhắt trắng), để xác định liều gây chết 50% súc vật đó. Từ đó, xác định “liều tối đa”, tức liều nếu vượt qua mức tối đa sẽ gây độc hoặc gây chết… Cũng thử trên súc vật, các nhà dược học xác định “liều tối thiểu”, tức liều mà nếu dùng thấp hơn sẽ không có tác dụng (như hạ huyết áp hay an thần chẳng hạn). Liều điều trị được xác định nằm giữa liều tối thiểu và liều tối đa. Thuốc càng an toàn khi khoảng cách giữa liều điều trị và liều tối đa càng lớn, còn thuốc dễ gây độc tính khi khoảng cách đó hẹp. Như vậy phải trải qua quá trình nghiên cứu thực hiện mới xác định được liều điều trị và liều này sẽ tuỳ theo cơ thể người bệnh, tình trạng bệnh mà ấn định để phát huy cao nhất tác dụng điều trị và hạn chế thấp nhất các tác dụng phụ hay tai biến.
Không gộp lại uống một lần

“Hầu hết các thuốc, nếu dùng đúng liều thì đó là thuốc chữa bệnh, còn quá liều thì đó là chất độc không hơn không kém”

Tuỳ theo thời gian thuốc cho tác dụng mà ta có liều dùng cho một lần, liều dùng cho 24 giờ (tức cả ngày), liều dùng cho một đợt điều trị. Thí dụ, đối với một số nhiễm khuẩn thông thường, liều dùng một lần cho người lớn là một viên amoxicillin 500mg, liều cho cả ngày là uống ba hoặc bốn lần, và liều cho một đợt điều trị là uống mười ngày. Đối với trẻ con, thường tính trên cân nặng, thí dụ liều erythromycin dùng cho trẻ là 40mg/kg/ngày và chia uống nhiều lần trong ngày. Liều ấn định cho một ngày thường chia ra dùng nhiều lần trong ngày, tuyệt đối không gộp lại uống một lần duy nhất. Một số người nghĩ rằng uống gộp, thuốc sẽ có tác dụng mạnh để mau khỏi bệnh, làm như thế có khi gây nguy hiểm vì quá liều.
Luôn luôn cảnh giác!
Nhưng thử đặt trường hợp đã lỡ uống thuốc quá liều thì phải làm gì? Nếu sự quá liều không thái quá, tức uống hơi lố một ít, cơ thể chuyển hoá tốt, có thể sẽ chẳng việc gì. Nhưng nếu sau khi uống thuốc quá liều (do vô tình nhưng cũng có thể do tự tử) mà bắt đầu thấy các rối loạn (tuỳ theo loại thuốc mà các rối loạn sẽ khác nhau) thì có thể đã bị ngộ độc thuốc, lập tức phải xử trí theo cấp cứu ngộ độc. Trước hết, nếu người ngộ độc còn tỉnh thì phải làm cho ói mửa. Nếu có sự ngưng thở, phải hô hấp nhân tạo. Sau đó, nhanh chóng đưa họ đến cơ sở y tế gần nhất để cứu cấp. Sự cứu cấp sẽ kịp thời nếu nhân viên y tế biết được thuốc đã gây độc. Vì vậy, ta cần phải thu thập thông tin ngay bằng cách: hỏi người bị ngộ độc hoặc người chung quanh xem bệnh nhân đã dùng thuốc gì, nếu được thì đem theo thuốc, bao bì hoặc đơn thuốc đưa cho bác sĩ xem để nhanh chóng tìm được loại thuốc giải độc.
Riêng đối với trẻ con, do cơ thể phát triển chưa hoàn chỉnh, rất nhiều thuốc chỉ cần hơi quá liều một chút có thể trở thành liều độc và đặc biệt, việc cấp cứu ngộ độc có nhiều khó khăn hơn so với người lớn. Vì vậy, việc cho trẻ dùng thuốc phải xem là hệ trọng. Đừng vì một chút lơ đễnh của người lớn mà khiến trẻ phải gánh chịu hậu quả đáng tiếc.
PGS.TS.DS Nguyễn Hữu Đức

Hà Nội: Thí sinh làm bài thi bằng “miệng”

Dân trí) - Một mình một phòng thi với 3 giám thị, 1 máy quay phim, 1 ghi âm. Đặc biệt của thí sinh này là làm bài thi bằng “miệng”. Thí sinh không trực tiếp viết bài mà ngồi đọc cho giám thị chép lại.
Đó là thí sinh Nguyễn Thùy Chi, dự thi vào khoa Văn, Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn - ĐH Quốc gia Hà Nội.
 
.
Nguyễn Thùy Chi được người nhà đưa đi thi.
PGS.TS Nguyễn Kim Sơn, Phó Hiệu trưởng trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn cho biết, do trường hợp của em Chi dị tật bẩm sinh liệt 2 tay, 2 chân, phải đi lại bằng xe lăn, hội đồng thi đã sắp cho em một phòng thi riêng, bố trí 3 giám thị, trong đó một giám thị đọc đề, một giám thị ngồi chép lại lời giải của Chi. Một giám thị khác ngồi giám sát cả thí sinh và giám thị.
Để đảm bảo khách quan và công bằng cho thí sinh, hội đồng thi phải chuẩn bị 1 máy quay phim, 1 ghi âm có thời gian ghi được 10 tiếng để ghi lại toàn bộ buổi thi này. Khi thi xong, giám thị phải đưa lại bài cho Chi kiểm tra lại xem có ghi đúng như lời đọc của mình hay không.
 
Chi kiểm tra lại bài thi do giám thị ngồi chép.
 
Quê Chi ở tận Lào Cai, do vậy đưa Chi về Hà Nội dự thi có tới 3 người nhà “hộ tống”. Trao đổi với PV Dân trí, bà Nguyễn thị Oanh, bác ruột của Chi cho biết, bố mẹ Chi làm nghề tự do, Chi là con một. Dù bị khuyết tật, 12 năm liền Chi đều là học sinh tiên tiến. Khi học ở phổ thông, Chi đều hoàn toàn nhờ các bạn ghi bài. Khi các bạn chép bài thì để dưới quyền vở 1 tờ giấy than để in thành 2 bản đưa cho Chi lấy làm tài liệu.
 
Chi cười thật tươi khi ra khỏi phòng thi.
Ra khỏi phòng thi, Chi nở nụ cười thật tươi cho biết: “Em làm được bài, đề thi không khó, bài thi của em dài 8 trang. Hy vọng 2 môn thi sau em sẽ làm được bài”.
Hồng Hạnh

Petrus Ký : Người con của đất Vĩnh Long

Hai tiếng Petrus Ký ngắn gọn đã đi sâu vào lòng người dân Miền Nam từ hơn thế kỷ nay và sẽ còn ở đó mãi mãi ("phạm húy "). Hai tiếng thân yêu đó là tên rút ngắn của nhà bác học Trương Vĩnh Ký, một người con của đất Vĩnh Long, một nhà văn hóa nổi tiếng của Nam Kỳ Lục Tỉnh, một người đã có nhiều công lớn trong việc hình thành nền học thuật mới vùng Đồng Nai Cửu Long cũng như trên toàn cõi nước Việt vào hạ bán thế kỷ XIX. Nói đến Petrus Ký là phải nói đến vai trò "khai đường mở lối" của ông trên các địa hạt:
1) Dùng chữ Quốc Ngữ thay thế chữ Nôm và chữ Hán trong việc biên khảo, trước tác, 2) Viết câu văn xuôi thay lối văn biền ngẫu của các nhà nho, 3) Xây dựng nền học thuật mới tổng hợp văn hóa Á Đông và văn minh Tây phương thay thế nền học thuật cũ của nho gia, 4) Làm báo theo đúng ý nghĩa một tờ báo của Tây phương. Petrus Ký đã hoàn tất mỹ mãn vai trò khai đường mở lối đó nhờ ở sự gặp gỡ của những yếu tố đặc biệt này: (1) bản chất hết sức thông minh cùng với khả năng bẩm sinh đặc biệt về ngôn ngữ và tính tò mò, hiếu học hiếm có của ông, (2) môi trường học hỏi và nội dung chương trình học mà ông đã được đào luyện, và (3) hoàn cảnh xã hội Việt Nam và hướng tiến chung của thế giới hồi hạ bán thế kỷ XIX. Tính hiếu học, bản chất thông minh, khả năng bẩm sinh và môi trường học hỏi đã giúp ông có một quá trình học vấn và một vốn liếng kiến thức khác hẳn các nhà nho đương thời như Nguyễn Khuyến, hay Trần Tế Xương chẳng hạn. Khi cái vốn liếng hiểu biết đó được dùng để khảo cứu, biên soạn, phổ biến, thì hoàn cảnh xã hội bên ngoài đã trở nên vô cùng thuận tiện để ông có thể thành công tốt đẹp. Đây là lúc người Pháp bắt đầu cuộc đô hộ ở Miền Nam và đang bành trướng thế lực ra Miền Trung và Miền Bắc. Cùng lúc với sự thất trận và mất chủ quyền của triều đình Huế, nền học thuật cũ chịu ảnh hưởng nặng nề của Trung Quốc cùng với sự sự ngự trị của nhà nho trong xã hội xưa cũng sụp đổ theo, trước hết là ở Miền Nam bắt đầu từ 1870 và những thập niên sau đó rồi đến miền Bắc và miền Trung vào đầu thế kỷ XX. Điều kiện đã trở nên thuận tiện để xây dựng và phát triển nền học thuật mới, tân tiến, thích hợp với đà tiến triển chung của nhân loại. Cuộc đời và sự nghiệp của Petrus Ký lược thuật sau đây sẽ chứng minh cho những điều vừa mới nói trên. Petrus Trương Vĩnh Ký sinh ngày 6 tháng 12 năm 1837 tại Cái Mơn, làng Vĩnh Thạnh, tổng Minh Lệ, huyện Tân Minh, tỉnh Vĩnh Long (bây giờ thuộc tỉnh Bến Tre). Ông nhỏ hơn Tam Nguyên Yên Đỗ Nguyễn Khuyến hai tuổi. Gia đình theo đạo Thiên Chúa cho nên ông có tên rửa tội là Jean Baptiste, và tên đầy đủ của ông là Petrus Jean Baptiste Trương Vĩnh Ký. Cha là ông Trương Chánh Thi, làm lãnh binh thời vua Minh Mạng, và mẹ là bà Nguyễn Thị Châu. Petrus Ký có một người chị ruột đã mất lúc còn nhỏ và một người anh trai tên là Trương Vĩnh Sử. Lúc ông được ba tuổi (có nơi nói là lúc năm tuổi) thì cha ông bị bệnh chết trong khi đồn trú ở Nam Vang, bên Cao Miên. Gia đình gặp lúc khó khăn, bà mẹ ông phải tần tảo nuôi con ăn học. Thuở nhỏ Petrus Ký cũng bắt đầu học chữ nho như bao nhiêu nhà nho khác cùng thời. Ông theo học chữ Nho với một ông thầy đồ tên Học, người ở cùng xóm với gia đình. Petrus Ký rất thông minh, có trí nhớ siêu phàm, được thầy và bạn xem như thần đồng lúc bấy giờ. Mới ba tuổi ông đã thuộc làu Tam Tự Kinh, và sau đó ít lâu, thông suốt Minh Tâm Bửu Giám, rồi lại đọc được cả Tứ Thư Ngũ Kinh và thuộc khá nhiều bài thơ Đường. Bởi thông minh, sáng dạ, lại sớm mê say đọc sách từ lúc nhỏ, ông có khuynh hươÙng tự mình tìm tòi học hỏi nhiều hơn là học với ông thầy. Ngoài giờ học ở trường, ông thích đọc những sách của cha ông mang từ Miền Trung về và gởi ở nhà thầy dồ Học như Nhất Thiên Tự, Tam Thiên Tự, Ngũ Thiên Tự, Minh Đạo Gia Huấn, Đường Thi... Một người bạn thân khác của gia đình là cụ Tám, một vị linh mục từng được ông Trương Chánh Thi che chở cho trong khi có lệnh cấm đạo Thiên Chúa của triều đình Huế. Cụ Tám thương tình cảnh bà Nguyễn Thị Châu mới xin bà cho Petrus Ký theo ông học chữ Quốc Ngữ. Không bao lâu sau thì cụ Tám mất và Petrus Ký được một linh mục người Pháp, có tên Việt Nam là cố Long, đem về nuôi dưỡng cho tiếp tục học chữ Quốc Ngữ và tiếng La Tinh. Nhưng lúc này chính sách cấm đạo của triều đình Huế càng trở nên vô cùng khắc nghiệt. Chỉ dụ Sát Tả ngày 14 tháng 8 năm 1848 dẫn đến những chiến dịch sát hại hết sức tàn bạo những người giảng đạo cũng như những con chiên theo đạo Thiên Chúa. Lúc này câu bé Petrus Ký đã được 11 tuổi. Hai họ đạo ở Cái Mơn và Cái Nhum đã từng hai lần bị đốt cháy tan hoang bây giờ lại bị sát hại thêm lần nữa. Vào một buổi sáng quân triều đình bao vây Cái Nhum, nhóm lữa đốt cháy cả vùng, dân chúng kêu gào thảm thiết, Cố Long và Petrus Ký phải trải qua rất nhiều cam go, nguy hiểm mới thoát khỏi nạn tai. Sau cùng cố Long phải tìm cách gởi Petrus Ký lên Cao Miên vào chủng viện Pinhhalu học thần học và triết học. Chủng viện Pinhalu, dành cho cả vùng Đông Nam Á, được xây cất ở cách Nam Vang 6 km, trong một khu rừng ở cạnh bờ sông Mekong. Chủng viện có khoảng 25 chủng sinh tuổi từ 13 đến 15, ngoại trừ Petrus Ký chỉ mới 11, được tuyển chọn trong số những người giỏi nhất từ các chủng viện trong vùng. Đây là cơ hội tốt để Petrus Ký tiếp xúc, học hỏi các thứ tiếng khác ở các chủng sinh như tiếng Thái, tiếng Lào, tiếng Miên, tiếng Tàu, tiếng Nhật, tiếng Ấn Đô. v v... Hầu hết các chủng sinh này đều chưa thông thạo tiếng La Tinh, thành ra Petrus Ký lại có thêm cái cơ hội được thông dịch từ tiếng La Tinh ra các tiếng khác cho các bạn đồng song làm cho năng khiếu về ngôn ngữ ở ông càng phát triển mạnh. Với năng khiếu tự nhiên rất đặc biệt này, Petrus Ký đã đắc thủ được nhiều ngoại ngữ lúc còn trẻ, ngay trong những năm học ở chủng viện Pinhalu. Năm 15 tuổi ông tốt nghiệp ở đây với vị thứ cao nhất, xuất sắc nhất. Ông cùng hai người nữa được chọn lựa để vào học chủng viện Giáo Hoàng (Collège Constantinien) ở đảo Penang, Mả Lai, do người Anh cai trị. Đến Penang, Petrus Ký có dịp được thấy cảnh phồn thịnh, tân tiến của Âu Tây mà ông chưa từng thấy ở Việt Nam và Cao Miên. Cũng ở đây Petrus Ký có cơ hội gặp thừa sai Lefèbvre, một vị giáo sĩ đã bị án tử hình ở Việt Nam hồi năm 1845 nhưng được vua Thiệu Trị thả vì có sự can thiệp của Đô Đốc Cécile. Sau đó giáo sĩ Lefèbvre về Pháp, rồi sang La Mả và sau cùng đến Pénang ở lại đây một thời gian. Petrus Ký rất được Lefèbvre thương mến vì sự thông minh hiếm có của ông và vì ông là người Việt Nam nơi mà Lefèbvre từng đến giảng đạo và có nhiều gần gũi, gắn bó. Trong thời gian học ở Penang sự hiểu biết của Petrus Ký càng được mở mang rộng rãi. Nhờ thông minh lại có trí nhớ dai, ông học một biết mười. Ông thường đến thư viện ngoài giờ học, đọc đủ thứ sách Hán, Anh, La Tinh, Hy Lạp, YÙ, Pháp, v v... thu nhận rất nhiều những kiến thức Đông, Tây, kim cổ. Một trường hợp đặc biệt về cơ hội học tiếng Pháp của Petrus Ký ở đây được ông Bouchot kể lại như sau. Môt hôm, trong khi đi dạo trong sân trường, Petrus Ký lượm được một tờ giấy viết bằng một thứ tiếng mà ông chưa học qua. Óc tò mò khiến ông xem xét kỷ thứ chữ đó. Thấy nó hao hao giống tiếng La Tinh, ông bèn đem cái vốn hiểu biết về tiếng La Tinh của ông ra áp dụng tìm hiểu thứ chữ đó. Và sau khi biết rằng mảnh giấy đó được gởi tới cho một vị giáo sư trong trường ông bèn tìm đến vị giáo sư kia để đưa mảnh giấy và cả bài dịch ra tiếng La Tinh của ông. Ông thầy vô cùng ngạc nhiên khi đọc bản dịch của Petrus Ký. Nhân thấy đây là một thiên tài ông giáo sư cố giúp Petrus Ký học thứ chữ kia. Ông tìm cho Petrus Ký một quyển tự điển và một quyển văn phạm và hướng dẫn để Petrus Ký tự học. Petrus Ký học rất nhanh với kết quả thật tốt đẹp. Và thứ chữ đó là chữ Pháp. Những thứ tiếng khác như tiếng Ấn Độ, tiếng Anh,... Petrus Ký cũng tự học theo lối đó. Ông lượm lặt những mẫu báo cũ, so sánh, suy diễn, tìm ra ý nghĩa, mẹo luật. Kết quả của việc học hỏi siêng năng và lạ lùng đó là ông có thể đọc và nói rành 15 thứ tiếng sinh và tử ngữ của Đông phương và Tây phương và viết được 11 thứ chữ. Vốn thích tìm tòi, nghiên cứu học hỏi, Petrus Ký đã tìm hiểu nhiều nền văn hóa khác nhau gắn liền với các ngôn ngữ mà ông có dịp học hỏi. Những hiểu biết quý báu đó là nền tảng của tinh thần nhân bản, khai phóng và lý tưởng phụng sự văn hóa của ông sau này. Năm 1858 ông tốt nghiệp khóa học ở Penang, với vị thứ cao nhất trong số 300 chủng sinh ra trường. và được lựa chọn để đưa đi La Mả học làm linh mục. Nhưng Petrus Ký từ chối, không đi La Mả mà lại xin trở về Việt Nam để chịu tang mẹ vừa mất hồi năm trước dù rằng linh mục Lefebvre đã cố thuyết phục ông nên tiếp tục học và chưa nên trở về Việt Nam trong lúc này vì tình hình chính trị ở đây còn rất đen tối. Ông hồi hương trên chuyến tàu Hồng Mao của người Anh. Năm này cũng là năm lần đầu tiên quân Pháp đánh phá cửa Đà Nẳng, mở đầu cho cuộc xăm lăng của họ trên đất nước Việt Nam. Về tới quê hương Petrus Ký chứng kiến ngay cảnh khổ sở của người dân trong hoành cảnh chiến tranh loạn ly, khốn khổ, chết chóc. Hai năm sau, do sự tiến cử của linh mục Lefebvre, ông ra làm thông ngôn cho Pháp. Từ đó ông được cử đi thông dịch trong những cuộc tiếp xúc quan trọng giữa Pháp và triều đình Huế. Quan trọng nhất là lần ông tháp tùng sứ bộ Phan Thanh Giản sang Pháp triều kiến vua Nả Phá Luân Đệ Tam tại diện Tuileries ngày 5 tháng 11 năm 1863. Ông đã làm cho nhà vua và triều thần hết sức ngạc nhiên về sự am tường tiếng Pháp của một người Việt Nam hồi thời bấy giờ. Chuyến đi này cũng là dịp để ông thăm viếng, học hỏi để hiểu biết thêm về một số các nước Âu Châu và nền văn minh của họ như Pháp, Ý, Tây Ban Nha, và nhất là được tiếp kiến Đức Giáo Hoàng và làm quen với một số văn thi sĩ học giả nổi tiếng của Pháp như Victor Hugo, Littré, Duruy, Renan, và khoa học gia Paul Bert. Kiến văn sẳn có của ông càng được mở rộng thêm trong chuyến công du này. Từ năm 1864 đến năm 1868 ông làm giám đốc và đi dạy tiếng Đông Dương cho người Pháp ở trường Thông Ngôn (Collège des Interprètes). Năm 1865 cả miền Nam Việt Nam đã lọt vào tay người Pháp. Tờ công báo đầu tiên bằng chữ Quốc Ngữ được chánh quyền cho xuất bản ở Nam Kỳ trong năm này. Đó là tờ Gia Định Báo. Từ 1868 tờ báo này được giao cho Petrus Ký quản đốc. Ông chấn chỉnh lại biến thành tờ báo có đầy đủ tính chất của một tờ báo đúng nghĩa của nó. Với công trình xây dựng Gia Định Báo có thể xem như Petrus Ký là người đầu tiên làm báo bằng chữ Quốc Ngữ ở Việt Nam vậy. Vào đầu thập niên 1870 ở miền Bắc và miền Trung chữ Hán và chữ Nôm vẫn còn đang thạnh hành. Năm 1871 Nguyễn Khuyến mới đậu đầu kỳ thi Hội và thi Đình để hoàn tất tam nguyên và bắt đầu cuộc đời làm quan của ông trong khi nhà thơ Nôm cuối cùng là Trân Tế Xương thì chỉ mới vừa tròn một tuổi. Năm 1872 Petrus Ký được bổ làm thơ ký Hội Đồng Thành Phố Chợ Lớn và năm sau được mời dạy Hán văn và Việt văn ở trường Tham Biện Hậu Bổ (Collège des Stagiaires). Năm 1874 ông được đề cử tham dự giải thưởng "Toàn Cầu Bác Học Danh Gia" và đã đoạt được giải thưởng với hạng thứ 17 trong số 18 văn hào đoạt giải "Thế Giới Thập Bát Văn Hào." Năm 1875 ông được cử làm chánh đốc học trường Hậu Bổ và năm 1878 được biệt phái ra Bắc Kỳ trong ba tháng để nghiên cứu về tình hình chính trị ở đó. Đây là cơ hội để ông thăm viếng các di tích lịch sử và tìm hiểu về đời sống của người dân Bắc Việt. Tập hồi ký "Chuyến Đi Bắc Kỳ năm Ất Hợi" là kết quả của chuyến công du này. Sau đó ông được cử vào Hội Đồng Thành Phố Sài Gòn, Hội Đồng Học Chánh Thuộc Địa, và được bổ làm Officier d'Académie (1883). Năm 1885 cả nước Việt Nam đã ở trong tay người Pháp. Năm sau, một khoa học gia, hội viên Hàn Lâm Viện kiêm nghị sĩ Pháp là Paul Bert được cử sang làm Toàn Quyền Đông Dương. Paul Bert đã được biết Petrus Ký từ trước khi Petrus Ký tháp tùng phái đoàn Phan Thanh Giản sang Pháp. Do sự trọng dụng của Toàn Quyền Paul Bert, năm 1886 Petrus Ký được cử làm việc trong Cơ Mật Viện bên cạnh triều đình Huế, dạy tiếng Pháp và chữ Quốc Ngữ cho vua Đồng Khánh, được vua phong làm Hàn Lâm Viện Thị Giảng Học Sĩ. Ở Huế ít lâu Paul Bert chết và ông lấy cớ đau yếu xin cáo từ trở về Nam. Ông tiếp tục làm việc cho Soái Phủ Sài Gòn và làm giáo sư thổ ngữ Đông phương, dạy chữ Hán và tiếng Cao Miên tại trường Hậu Bổ. Liên Hiệp Đông Dương ra đời năm 1887 bao gồm Nam Kỳ, Trung Kỳ, Bắc Kỳ và Cao Miên. Năm sau khoảng tháng tư năm 1888 ông được phái đi công cán tại Vọng Các về vấn đề ranh giới giữa Thái Lan và các nước Đông Dương ở tả ngạn sông Cửu Long. Trường thông ngôn đóng cửa ông chỉ còn đi dạy tại trường Hậu Bổ và dành nhiều thì giờ cho việc nghiên cứu, viết lách, biên soạn sách vở để xuất bản. Năm 1888 ông tự bỏ tiền ra xuất bản tạp chí Thông Loại Khóa Trình, một tạp chí chú trọng nhiều về văn hóa, giáo dục có tính cách nhân bản, dân tộc, và khai phóng. Vào những ngày gần cuối đời, ông sống trong cảnh nghèo túng, không còn lương hướng gì để sống, lại thêm tốn tiền in ấn, sách báo bán không được, nợ nần chồng chất. Nhưng ông vẫn say mê viết lách, ông làm việc quá nhiều, lao tâm, khổ trí, sức khỏe suy giảm nhanh vì bệnh hư khí huyết như ông đã viết trong nhật ký của ông : "Bị hai cái khánh tận, nhà in... nối nhà... mất hơn năm sáu ngàn đồng bạc. Phần thì sách vở bán không chạy, mắc nợ nhà in Rey et Curiol, phần thì bị... phải bảo lãnh nợ cho nó hết hơi. Lại thêm phát đau hư khí huyết... " (do Lê Thanh trích dẫn trong Phổ Thông Chuyên San, số 3 tháng 9, năm 1943). Ngày 1 tháng 9 năm 1898 Petrus Ký trút hơi thở cuối cùng tại nhà riêng ở Chợ Quán, hưởng thọ 61 tuổi, để lại cho đời một công trình văn hóa lớn lao bằng chữ Quốc Ngữ, và một nền học thuật mới dung hòa trí thức với đạo đức, tổng hợp khoa học kỷ thuật Tây phương với luân lý đạo đức Á Đông. Petrus Ký có cái vốn kiến thức thật sâu xa rộng rãi, và rất hiện đại, hơn tất cả những nhà nho cùng thời với ông, nhất là những kiến thức khoa học cùng những phương pháp nghiên cứu, phân tích, suy luận khoa học của Tây phương mà hầu hết những nhà trí thức Việt Nam hồi thời này chưa ai có hay chưa ai biết. Thêm vào đó ta thấy tâm tư ông, sự làm việc của ông cũng như phần lớn thì giờ quý báu của ông được dồn vào công việc học hỏi, nghiên cứu, biên khảo, trước tác để phụng sự cho dân tộc, cho thế hệ mai sau. Nhờ vậy mà sự nghiệp văn hóa của ông có tầm quan trọng hết sức đáng kể đối với xã hội Việt Nam trong buổi giao thời từ cuối thế kỷ XIX sang đầu thế kỷ XX, từ Nam chí Bắc. Từ năm 26 tuổi là năm ông bắt đầu xuất bản tác phẩm của ông cho đến năm 61 tuổi là năm ông mất, Petrus Ký không ngừng hoạt động nghiên cứu trước tác. Suốt bao nhiêu năm ròng rã làm việc ông đã để lại cho hậu thế gần 120 tác phẩm gồm đủ loại từ tự điển, sách dạy về ngôn ngữ, văn phạm, về sử ký địa lý, những công trình biên khảo về văn hóa, phong tục, văn chương, đến những sách dịch từ Trung Hoa ra tiếng Việt, những sách chuyển sang chữ Quốc Ngữ từ các tác phẩm chữ Nôm của các nhà nho, và một số các sáng tác của ông. Nhìn chung, một cách tổng quát, ta thấy công trình biên soạn trước tác của ông không nhằm mục đích nghệ thuật, thẩm mỹ, hay giá trị văn chương mà nhằm phổ biến những tư tưởng, những kiến thức của con người nhiều hơn. Phần lớn công trình đó là những sách để giúp người ta học hỏi về ngôn ngữ, văn hóa, luân lý đạo đức của nước mình hay của xứ người. Ông đã soạn gần 50 quyển sách dạy tiếng Việt, tiếng Pháp, tiếng Trung Hoa, tiếng Cao Miên, tiếng Lào, tiếng Mả Lai, tiếng Miến Điện, tiếng Tamoul, tiếng Thái Lan và tiếng Ấn Độ, năm quyển sách dịch về văn phạm, và năm quyển tự điển. Ông để công phiên âm ra chữ Quốc Ngữ những chuyện Nôm có giá trị đạo đức luân lý và phiên dịch các kinh sách của nho gia để phổ biến cho người đời nền đạo lý cổ truyền của Á Đông. Ngoài ra ông còn để nhiều thì giờ biên soạn những sách sử ký, địa lý, văn hóa... theo phương pháp khoa học để giúp người đọc thu nhận những kiến thức đứng đắn, vững chắc về quốc gia dân tộc Việt. Mục đích của việc biên khảo và phổ biến các loại sách trên là nhằm đào tạo một lớp người mới có kiến thức khoa học, có hiểu biết về nền văn minh kỷ thuật Tây phương và về văn hóa đạo đức Á Đông, có tinh thần dân tộc nhưng cũng có tinh thần khai phóng cởi mở. Nói chung, Petrus Ký không phải chỉ là một nhà văn khai đường mở lối cho câu văn xuôi và nền văn chương chữ Quốc Ngữ, ông cũng không phải chỉ là một nhà bác học tìm tòi nghiên cứu để thỏa mãn tính hiếu học của con người mình, mà ông còn là một nhà văn hóa giáo dục có tinh thần nhân bản, dân tộc và khai phóng đã đặt nền móng cho nền học thuật mới ở Việt Nam vào hạ bán thế kỷ XIX. Tinh thần nhân bản, dân tộc và khai phóng đó sẽ là những nguyên tắc căn bản của nền giáo dục phổ thông ở Việt Nam sau này. Đầu thế kỷ XX các nhà thơ Nôm nổi tiếng cuối cùng của chúng ta lần lượt ra đi, Trần Tế Xương mất năm 1907, Nguyễn Khuyến mất năm 1909. Với các chết của các nhà thơ Nôm cuối cùng, một kỷ nguyên văn hóa vừa khép lại: kỷ nguyên của nền văn chương chữ Nôm và nền học thuật cũ của nho gia. Petrus Ký mất vào năm 1898, cuối thế kỷ XIX. Ông mất đi để mở rộng cửa cho thế kỷ XX, cho một kỷ nguyên văn hóa mới: kỷ nguyên của văn học chữ Quốc Ngữ và nền học thuật mới tổng hợp đạo đức Á Đông với khoa học Tây phương. Ba mươi năm sau ngày ông mật tên ông được dùng đặt cho một trường trung học lớn nhất và nổi tiếng nhất, cũng là trường đệ nhị cấp duy nhất của Miền Nam nước Việt: trường Petrus Trương Vĩnh Ký. Trường trung học nổi tiếng này khi mang tên ông nó cũng mang sứ mạng văn hóa giáo dục mà ông đã đề xướng. Một giáo sư của trường, cụ Ưng Thiều, đã thể hiện sứ mạng văn hóa giáo dục đó của Petrus Ký trong hai câu đối bằng chữ Hán ghi trước cổng trường (trước năm 1975): "Khổng Mạnh cương thường tu khắc cốt,
Tây Âu khoa học yếu minh tâm." Ý nghĩa của hai câu này là một mặt chúng ta hãy ghi khắc vào xương tủy những căn bản của nền luân lý nho giáo, và mặt khác hãy làm sáng sủa tâm trí của mình bằng những kiến thức khoa học Tây phương. Sang thế kỷ XX nhờ có sự phát triển về khoa học kỷ thuật mà con người đã tiến bộ vô cùng nhanh chóng so với bao nhiêu những thế kỷ trước. Từ chối khoa học hay lẫn tránh kỷ thuật là một cách tự diệt. Muốn sinh tồn phải tiến bộ, phải hiện đại hóa như người ta, mà muốn tiến bộ, hiện đại thì không thể không học hỏi khoa học, kỷ thuật của Âu Mỹ. Tuy nhiên nếu chỉ trau dồi khoa học kỷ thuật không mà thôi thì cũng rất nguy hại cho loài người. Từ hơn bốn thế kỷ trước Rabelais đã bảo là có kiến thức khoa học mà không có ý thức đạo đức thì đó là sự đổ vở của tâm hồn ("Science sans conscience n'est que ruine de l'âme"). Cho nên bên cạnh sự học hỏi về khoa học kỷ thuật, người ta còn cần phải trang bị cho mình một ý thức đạo đức vững chắc. Đối với người Việt Nam cũng như nhiều dân Đông Á khác, ý thức đạo đức vững chắc đó có thể tìm thấy ở trong nền luân lý đạo đức của nho gia vốn đã ăn sâu vào đời sống dân chúng từ bao nhiêu năm qua và đã trở thành một thứ truyền thống đạo đức của nước mình. Tổng hợp văn minh Tây phương với luân lý đạo đức Á Đông là một việc làm khó khăn nhưng Petrus Ký đã để hết cuộc đời mình để làm việc đó. Tinh thần Petrus Ký là tinh thần dung hòa Đông Tây, tinh thần tổng hợp khoa học kỷ thuật với luân lý đạo đức. Bên cạnh những kiến thức tối tân về cơ giới, điện tử, còn có tình nghĩa cha con, chồng vợ, bạn bè, đồng loại, lòng hiếu để, tình thầy trò, bè bạn, lòng thương yêu giúp đở người khác, v v... nhiều ý niệm đạo đức cổ truyền đó vẫn rất có giá trị và ích lợi cho đời sống của người Việt Nam hiện giờ. Người còn ở lại cần có nó để bảo vệ gia đình và giá trị tinh thần của con người trước sự khống chế của chủ nghĩa vật chất vô thần. Những người đã ra đi và đang sống trong xã hội văn minh Âu Mỹ thì cần có nó để đương đầu với sự đồng hóa khó tránh được khi phải thích nghi vào hoàn cảnh sinh sống mới. Tinh thần Petrus Ký là tinh thần nhân bản, dân tộc và khai phóng, rất cần có trong mọi công trình xây dựng con người và cộng đồng ở trong cũng như ở ngoài nước.
                                                                        Nguyễn Thanh Liêm

Con cháu sẽ hỏi ta

Thơ Nguyễn Chính
CON CHÁU SẼ HỎI TA
Kính gửi  các Nhà sử học nước ta 
Con cháu sẽ hỏi ta về những tháng năm này
Như ta từng hởi cha ông ta về những ngày thủa trước
Tại sao Chu Văn An phải dâng sớ chém bảy gian thần ?
Tại sao ba tộc nhà Ưc Trai mắc họa ?
Sự thật ?...
Sự thật có khi không được ghi trong sử
Nhưng lại được nhân dân chuyên chở đến muôn đời
Con cháu sẽ hỏi ta về những tháng năm này
Như ta từng hỏi cha ông về những ngày thủa trước...                                         Nha Trang 1988 

Giác quan thứ sáu hay con mắt thứ ba

Con người có thể có tư duy vì nó có nhục cảm : ta cảm nhận, ý thức thế giới và người đời xuyên qua ngũ giác quan.
Mỗi người chỉ có 5 giác quan thôi. Thế mà người đời có ý niệm về một điều gì đó được gọi là giác quan thứ sáu hay con mắt thứ ba. Vì sao ? Vì, nói chung, ta không cảm nhận thế giới qua từng giác quan một, nhất là một cách tuần tự, đứt quãng như trong tư duy bằng ngôn ngữ. Ta cảm nhận nó qua nhiều giác quan cùng một lúc. Đó là chưa kể tới những ký ức mơ hồ tồn tại ở ta ngay khi ta cảm nhận. Cách cảm nhận tổng hợp ấy có thực, gọi là giác quan thứ sáu hay con mắt thứ ba cũng được. Nó làm nền tảng cho điều mà ta gọi là trực giác.
Người học võ chắc đã từng nghiệm sinh điều này : lúc "lâm trận" nên cố gắng quên tất cả, đừng nghĩ, đừng nhớ gì hết, cố làm cho đầu của mình càng trống rỗng càng tốt. Vì sao ? Vì một chức năng cơ bản của lý trí là kiềm chế bản năng và cảm tính của con người để mở đường cho tư duy lý tính hay/và đạo đức. Mặt nào đó, nó khiến con người "đui mù" đi một tí. "Xoá" bớt nó đi có thể tạo điều kiện cho bản năng và cảm tính tự-nhiên của con người nhạy bén hơn, cảm nhận nhanh hơn bất cứ mọi thay đổi trong thế giới quanh mình và, qua đó, phản ứng nhanh nhậy hơn.
Lang thang ở Úc, tôi được nghe chuyện này : có người thổ dân, Aborigène, hướng dẫn du khách trong rừng mà không chịu đi giày. Chàng bảo : mang giày vào, tôi làm sao phát hiện được con rắn đang trườn mình trong cỏ ? Bản năng và cảm tính của con người có thể bén đến thế đó !
Lại một nghiệm sinh khác mà có lẽ nhiều người đã từng sống. Có khi gặp người khác lần đầu, hoặc thấy phong cách, thái độ, cử chỉ, lời nói của nó trong một chuyện rất nhỏ nhoi, ta có cảm giác như nắm bắt được "bản chất" của nó. Rồi ta quên. Rồi nhân một chuyện quan trọng, ta bỗng sững sờ thấy nó ứng xử y như điều ta đã từng cảm nhận. Cái kiến thức "tiền ý thức" ấy, có người gọi là linh tính. "Tiền ý thức" ở đây chỉ có nghĩa này thôi : trước khi vận dụng lý trí để phân tích và tìm hiểu. Chứ đã nên người rồi, chẳng ai xoá sạch được ý thức ở mình. Ý thức ấy đậm văn hoá đã nhào nặn ra chính mình. Đành vậy.
2009-01-09
                                (Lang thang chữ nghĩa)

Bài thuốc chữa ung thư

Philadelphia ngày 22/06/2010. Kính Bạch Thầy!!.. Đầu thư con xin kính chúc Thầy, luôn dồi dào sức khỏe, để dẫn dắt Phật tử trên đường tu đạo và giải thoát theo pháp môn Tịnh Độ ! A Di Đà Phật !...
Kính thưa cùng với Thầy!Vào thư con xin Thầy vui lòng bỏ ít thời gian để xem lá thư này và nếu Thầy thấy rằng thư viết được đúng thì con đã có cơ duyên nhỏ nào đó được Thầy tin, dù chưa bao giờ Thầy gặp mặt con, con cầu xin Thầy phổ biến dùm bài thuốc trị bệnh ung thư này của con, cho những ai có cơ duyên họ sẽ tin và thực hành, để cứu mạng những người đang bị bệnh ung thư và ung thư đang khống trị loài người !... Bài thuốc hơi đắng, chỉ cần làm y cách con chỉ, uống mỗi ngày thì sẽ không còn bị ung thư hoành hành, đau đớn, nhức nhói, mỏi mệt ..v..v.. Bài thuốc con chỉ bảo đảm trị tất cả các loại ung thư, mỗi một con người, có tất cả trên 200 loại ung thư, kiêng luôn trị 3 Cao: Cao Máu, Cao Mỡ, Cao Đường.
Đòi hỏi người bệnh khi uống thuốc phải bưng ly thuốc, tập trung tư tưởng, buông xả tất cả, mọi lo nghĩ, sợ sệt, buồn chán ..v..v.. và chỉ còn 1 tư tưởng niệm A Di Đà Phật, từ 10 đến 15 phút rồi uống, tuyệt đối phải giữ đủ 5 giới cấm, phát lòng từ bi, nhân ái, giúp người tùy theo khả năng mình có, không bắt buộc, đi, đướng, nàm, ngồi, cố gắng niệm A Di Đà Phật, đừng nghĩ gì cả, sống chết không cần .. Khi ấy con bảo đảm 100% sẽ lần lần khỏi bệnh mà không ngờ được, bài thuốc thật hay, thật rẻ tiền, thật đơn giản, chỉ có đều hơi đắng và phải uống mỗi ngày, còn uống, còn sống, ngừng thuốc sẽ chết. Không biết thuốc rất sợ ung thư, biết rồi đâu còn sợ nữa! A Di Đà Phật! Con là 1 nhân vật sống và đang ở Mỹ tại tiểu bang Philadelphia . Bệnh ung thư gần 10 năm rồi, 1,2 năm đầu đi bệnh viện trường kỳ tới phát sợ phát chán, còn bị đau đớn nhức nhối không tưởng được. Biết rằng có sanh phải có tử nhưng trước khi tử phải qua giai đoạn bệnh, khủng hoảng vô cùng, ai có vướng ung thư, mới thương người bệnh ung thư !! Ung thư từ trong máu, tích tụ lâu ngày những độc tố mình ăn vào mà không thải ra được, dần theo những tháng ngày tụ lại những khối u, trong gan, tim, thận, phổi, xương máu v..v…Trở thành ung thư hành hạ đau đớn vô cùng, rồi mới chết. Con đã qua giai đoạn trên, nhờ ơn Phật Tổ ban kỳ tích, con biết bài thuốc phát lòng tin, thực hành tuyệt đối không sai, nên nay đã 10 năm trôi qua, ngày con càng khỏe giống người không bệnh …Thật tâm, con đã bao lần muốn gởi bài thuốc về chùa, xin Thầy phổ biến cho Phật tử …. Mặt khác con lại sợ lung tung, nghĩ vẫn sợ thầy không tin, nên không dám gởi, chỉ muốn 2011 con có về nước sẽ ghé chùa xin gặp Thầy, và tỏ ước muốn với Thầy để Thầy hiểu và giúp con. Cuối cùng con không biết 2011 về hay 2012 chờ hoài, chừng nào thuốc về được mà người bệnh ngày càng nhiều, có những người bán cả tài sàn, ruộng đất, nhà cửa vào bệnh viện điều trị, hy vọng sẽ khỏi . Cuối cùng, chỉ vài năm là chết. Một người ung thư phổi bác sỹ Mỹ cho biết trong vòng 30 ngày sẽ đi, mà con tới khuyên bảo bài thuốc này và làm y lời dặn cộng thêm niệm Phật, thế mà đã từ nằm liệt giường ngồi dậy đi đứng lái xe được, lên bệnh viện khám lại đã thành công! Mặt khác nửa chừng họ lại không tin, buông bỏ niệm Phật, bỏ thuốc, sát sanh để tẩm bổ, bồi dưỡng cơ thể, sau 1,2 năm nằm bệnh rồi nghiệp lại đến… Thế là phải chết !! Bởi không có lòng tin vững chắc vào A Di Đà Phật, bởi phạm giới, vừa bớt bệnh không còn đau đớn thì lại sát sanh, gọi là vật dưỡng nhơn. Nghiệp tự tạo thì phải tự trả. Thuốc này 20% là thuốc, 80% là tâm linh A Di Đà Phật !...có tin tất có ứng và con cũng đã chỉ cho vài người ở tại Mỹ, bệnh ung thư người nào tin họ thực hành được ngày càng xa bệnh viện, không gặp bác sĩ, thân thể vô cùng khỏe mạnh.
Bài thuốc uống vào đi đại tiểu tiện hơi nhiều, đừng lo sợ, đừng nản lòng, cứ uống nó thải những chất dơ bên trong cơ thể, ra hoài cho tới khi hết là nó cũng tiểu tiện lại bình thường. Nếu mới uống thấy thế hơi sợ rồi không dám uống rồi bỏ là tự đào mồ cho mình mà thôi. Uống từ 30 ngày trở lên sẽ biết công hiệu của thuốc ngay thôi. Nên nhớ khi uống thuốc này ngừng hẳn các loại thuốc của bệnh viện đông y, tây y chỉ uống 1 loại này thôi, sau 30 ngày diễn biến cơ thể sẽ biết ngay, ung thư là tuyệt chứng. Cho nên muốn trị ung thư phải bền tâm, vững lòng theo dài ngày tháng mới đánh được trận giặc ung thư. Nên nhớ ung thư không nên cắt bỏ, dao cắt đi đến đâu ung thư sẽ đi di căn rất mau và sẽ khó trị vô cùng . Để nằm 1 chỗ dễ trị, cắt bỏ như phá ổ không nên !! Thưa Thầy, con ở Mỹ có coi rất nhiều băng đĩa, cải lương, Phật pháp của thầy nên con rất mừng, vào thời mạt pháp này còn có những vị Thầy chơn tu, tận tụy cả đời vì chúng sinh, dìu dắt Phật tử trong và ngoài nước, để vượt thoát biển khổ, tìm về chơn tâm thường lạc. Ôi quý báu vô cùng. Tại đây con thường nghe băng của Hòa Thượng Thanh Từ, Hòa Thượng Tịnh Không, Hòa Thượng Giác Hạnh, Hòa Thượng Từ Thông v..v.. thiền cộng tịnh cũng quay về một chơn tâm. Con rất hy vọng có 1 ngày gần đây con về nước cùng gia đình và sẽ lên chùa được đảnh lễ Thầy là lòng con rất vui,
tất cả các Thầy đều dạy đệ tử phải trụ tâm, buông xả vạn duyên thì cuộc sống rất an nhàn, hạnh phúc. Tịnh độ ở trong ta, Tịnh độ ở ngay ta, không có ta bà, làm sao có cực lạc ? Rất đúng, buông xả hai bên đối đãi sẽ tìm thấy được tự tánh mình ngay. Hằng ngày con vẫn nghe đĩa giảng, đại thừa vô lượng thọ, Huyền Nghĩa của Hòa Thượng Tịnh Không giảng và con rất tâm đắc câu giảng của Hòa Thượng là Đại Sư Trung Phong có giảng.“ Hôm nay ta đi làm Phật …!
A Di Đà Phật đã chê muộn màng !
Tham chi thế sự luận bàn …!
Đời đời, kiếp kiếp, trôi lăn 6 đường !..”
A Di Đà Phật…..
Có bệnh ung thư rồi mới biết, thân người rất khó gặp, Phật pháp khó tìm, cho nên đừng để lỡ mất cơ hội, mất thân người rồi muốn tìm lại để tu cũng không phải dễ.
Cho nên con rất thương những người đang chống chọi với ung thư khổ đau quá, được mấy người còn tĩnh tâm mà tu, khi nhìn thấy thần chết đã cận kề. Vì vậy, cho nên con mạo muội viết thư này, xin Thầy thương mà bố thí dùm con bài thuốc này con muôn vàn đầu thành đảnh lễ cảm đội ơn đức của Thầy như trời biển!..
Cuối thư con xin tạm dừng bút, con có gì lỡ lời, sai phạm, xin Thầy vui lòng hoan hỷ bỏ qua cho con. Con cầu xin Phật Tổ ban cho Thầy thật nhiều sức khỏe để dẫn đắt Phật tử trong lẫn ngoài nước tinh tấn trong con đường tu pháp môn Tịnh Độ Tông ! A Di Đà Phật !

Con Như Của !

Bài Thuốc !

Nguyên Liệu :
500g Bồ Công Anh khô ! ( mua tại đường Hải Thượng Lãng Ông và Nguyễn Chí Thanh, hay trong các tiệm thuốc bắc!) 500g trà xanh tươi, 5 bẹ Nha Đam ( càng nhiều Nha Đam càng tốt ) 250g Gừng, 250g Nghệ, vài trái Cam, tùy người muốn ngọt nhiều hay ít, vì thuốc hơi đắng !..1 máy xay sinh tố !

Cách làm thuốc:

Trà xanh + Bồ Công Anh khô, bỏ chung vào 1 cái nồi lớn, rồi đổ vào 5 lít nước nấu cho tới khi còn 2 đến 3 lít là được, bẹ Nha Đam gọt bỏ 2 bên gai nhọn, rồi rửa sạch để luôn vỏ xanh và lõi trong màu trắng đem bầm cắt nhỏ, cho vào máy sinh tố, bỏ gừng, nghệ, cam vào ( Cam lột bỏ vỏ ) rồi đổ nước Trà xanh với Bồ Công Anh nấu lúc nãy vào và xay cho nhuyễn, xay cho tới khi hết sơ nha đam, gừng, nghệ, xong rồi đổ vào nước trà khi nãy còn trong nồi, và trộn đều để tủ lạnh, mỗi lần uống 1 ngày 2 lần, 1 lần 1 ly cối, khi uống phải niệm Phật cộng giữ giới, uống trên 30 ngày sẽ thấy kết quả, hết đau nhức, khỏe người, uống vài năm trờ lên sẽ xa bác sỹ và bệnh viện. Ai có khả năng uống thay nước lọc càng tốt, không thì ngày 2 ly, đi tiểu tiện nhiều, đừng lo sợ hay nản chí, muốn cam nhiều ít tùy mỗi người. A Di Đà Phật.

Mọi chi tiết xin liên hệ: Sang Bui 6343 King Sessing AVE Philadelphia PA 19142 USA

Posted by Mai/Dieu Suong at 4:53 PM

Lòng hiếu thảo và việc phụng dưỡng

Hiếu thảo là
đặc tính luân lý của người Việt Nam. Mọi người đều bày tỏ lòng hiếu thảo của mình hằng ngày qua hành vi và tưởng nghĩ. Những người con cháu có hiếu thảo với ông bà cha mẹ đều chú tâm phụng dưỡng lúc còn sống, trong tuổi già và nhớ chừng lo cúng giỗ khi các người đã lần lượt qua đời. Lòng hiếu thảo không căn cứ nơi giá trị của vật chất hay số lượng của thức uống miếng ăn mà
đặt trên nền tảng của lòng tưởng nhớ hàng ngày, sự chăm lo chăm sóc hằng bữa nơi con cháu.

Phan Kế Bính trong Việt Nam Phong Tục đã viết: "Ta đọc sách Thánh hiền, lấy sự hiếu với cha mẹ là mối luân thường rất lớn, làm đầu trăm nết hay của người. Mà nhất là ta hay lấy chuyện Nhị Thập Tứ Hiếu làm phương châm cho đạo làm con".

Hiếu là biết kính trọng thương mến cha mẹ, biết vâng lời cha mẹ, biết phụng
dưỡng cha mẹ. Tục thường cho khi cha mẹ còn không nên đi xa, sợ không được thừa hoan ở dưới gối cha mẹ. Cho nên nhiều người phải bỏ đi làm quan xa, hoặc phải đi làm ăn xa xôi thì thường hay từ rằng ở nhà còn chút cha già hay mẹ già. Nhà nào cha mẹ mạnh khỏe, giàu có thì thường ở riêng một mình. Người nào già yếu hoặc không có của thì mới ở với con. Con có thì của ngon vật lạ, cơm dâng nước tiến, nhà nghèo cũng biết lưng cơm lành bát canh ngon để phụng dưỡng cha mẹ. Cũng nhiều người ăn riêng ở riêng, cứ tháng đưa tiền cung dưỡng. Hoặc ở xa xôi cách biệt đôi khi gởi đồng quà tấm bánh về dâng cha mẹ...

Nết hiếu vẫn là nết đầu trong luân lý của người ta, nếu cha mẹ là người rất thân mà cư xử đã chẳng ra gì thì ra đến xã hội còn tử tế với ai được nữa. Tuy vậy, hiếu với cha mẹ, chỉ cốt giữ được lòng kính mến là
đủ, tưởng không cần phải giữ lễ phép tỉ mỉ nhỏ nhặt từng tí làm gì. Quý hồ phụng dưỡng đâu có đấy đừng để cho cha mẹ phiền lòng. Mình mong cho cha mẹ vẻ vang thì mình lại càng phải nghĩ cách mà lập thân mình. Hoặc học được khoa gì, hoặc làm được một sự nghiệp gì, để có ích cho xã hội mới là làm cho cha mẹ được vẻ vang.

Trong cách lối phụng dưỡng cha mẹ già ngày xưa có việc mừng sinh nhật và ăn mừng thượng thọ. Việc mừng sinh nhật và thượng thọ cho cha mẹ chỉ thể hiện trong những gia đình lớn khá giả. Trong ngày sinh nhật của cha hoặc mẹ, con cái làm tế lễ cha mẹ, rồi bày ra một tiệc ăn mừng có mời những người thân thích đến tham dự. Những gia đình nào có cha mẹ già
đến bảy, tám mươi tuổi, mà nhà sung túc về tiền của lẫn con cháu, thì làm lễ mừng thọ cho cha mẹ gọi là lễ "Thượng thọ". Lễ thượng thọ có thể bắt đầu từ:

- Lúc 60 tuổi, gọi là thượng thọ lục tuần.
- Lúc 70 tuổi, gọi là thượng thọ thất tuần.
- Lúc 80 tuổi, gọi là thượng thọ bát tuần.
- Lúc 90 tuổi, gọi là thượng thọ cửu tuần.
- Lúc 100 tuổi, ăn mừng lớn: bách tuế hay bách niên chi lão.

Hôm ăn mừng, trước hết người ta làm lễ gà xôi, hoặc tam sinh, hoặc heo bò, đem ra đình lễ thần, gọi là bái tạ thần hưu, có nghĩa là tạ ơn thánh thần đã phù hộ cho cha mẹ sống lâu. Đến lúc lễ, cha hoặc mẹ ăn mặc đẹp ngồi trên ghế đặt chính gian giữa cho con cháu theo thứ tự lễ bái lạy. Con cháu mỗi người dâng chén rượu mừng thọ, hoặc là dâng quả đ
ào, gọi là bàn đ
ào chúc thọ việc này do điển tích bà Tây Vương Mẫu ngày xưa hiến vua Hán Vũ Đế mấy quả đ
ào tiên, có nói rằng ăn quả đ
ào ấy thì được trường thọ.

Ngày nay, những gia đình khá giả cũng có con cháu tổ chức mừng thượng thọ cho cha mẹ. Hình thức có thay đổi ít nhiều, nhưng thường là con cháu mua nhiều tặng vật mừng cha mẹ, gọi là
đồ dưỡng già như là mền, áo ấm v.v... và tổ chức tiệc ăn mừng trọng thể tại nhà hàng hoặc tại nhà có mời đông đảo những thân bằng quyến thuộc của gia đình đến dự.

Ngày xưa, sau khi con cháu làm lễ bái xong, tiệc ăn mừng có mời làng nước đến dự, có nhà ăn mừng đôi ba ngày, cũng có trường hợp tiệc kéo dài đến năm bảy ngày. Khách khứa đem đồ lễ vật đến mừng thọ, cũng như mọi việc ăn mừng khác.

Phan Kế Bính có quan điểm như sau:
"Mừng thọ và mừng sinh nhật của cha mẹ cũng là một việc để tỏ lòng kính yêu cha mẹ là việc rất hay, người không có thì chẳng kể gì, nhưng giàu có thì nên lắm, có lẽ hơn là làm giỗ ngày húy nhật. Ta không mấy nhà theo lễ ấy mà chỉ phù hoa sau khi cha mẹ đã mất rồi, thực là một việc sai lầm."
                                  (Sưu tầm trên internet)

VU LAN NHỚ MẸ

Vu Lan nhớ mẹ.
Aug 22, 2010 1:57 PMPublicPageviews 1 0
Cứ tới Rằm tháng bảy nỗi nhớ quê hương, nhớ mẹ lại đong đầy và bùng lên dữ dội trong lòng con. Cũng bởi những câu chuyện mẹ kể ngày nào giờ vẫn in đậm trong tâm trí.
>> Vu Lan cho cả người nghèo

Rằm tháng bảy còn có tên Tết Trung Nguyên - Xá tội vong nhân. Theo sách Phật, ngày này các vong nhân không nơi nương tựa, không còn ai thân thích trên cõi trần gian để thờ phụng hoặc những linh hồn vì một oan khiên nào đó phải vật vờ, sẽ được đại xá. Khi còn ở quê, con thấy mẹ và nhiều người trong làng thường làm lễ cúng chúng sinh, bày ra rất nhiều đồ ăn cho các linh hồn đó.
Mẹ lại lý giải vì sao gọi là tháng ngâu, mẹ kể con biết chuyện Ngưu Lang - Chức Nữ, mải yêu nhau nên chểnh mảng việc nhà Trời, bị Trời giận, trừng phạt không cho sống cùng, may có đàn quạ tốt bụng thương tình nối đuôi nhau kết thành chiếc cầu Ô Thước bắc qua sông Ngân Hà, một năm được gặp nhau một lần vào tháng bảy để rồi cứ tháng đó hạ giới cũng khóc cùng họ, thành mưa ngâu. Do câu “Mùng bảy Ngâu ra, mùng ba Ngâu vào” nên mọi người tránh làm những việc hệ trọng vào tháng bảy, đặc biệt là hai ngày ấy…
Cũng là sách nhà Phật đã kể về Mục Kiều Liên, đệ tử của Phật môn, một hôm qua thiên nhãn thấy mẹ mình là bà Thanh Đề vì khi còn sống mắc lỗi nên lúc chết bị đầy đoạ, khổ cực bên bầy quỷ đói, ông mang cho mẹ bát cơm thì lập tức bị biến thành than, lòng quá xót xa bèn xin với đức Phật ra tay cứu giúp. Phật nói phải lập lễ đàn, có nhiều người cùng cầu nguyện cho thì mới linh ứng... Vậy là nhờ tấm lòng hiếu thảo hết lòng với mẹ mà mẹ Mục Liên đã thoát khỏi bầy quỷ đói. Câu chuyện trên có giá trị cao bởi mang ý nghĩa giáo dục con người ta phải sống tốt, hiếu đễ và vẹn tròn đạo nghĩa với đấng sinh thành.

Ngày Vu Lan nhớ mẹ.

Qua nhiều tích truyện, mẹ lại bâng khuâng kể về những ngày xưa, về quê nhà và bà ngoại. Ông mất sớm, mình bà nuôi dạy hai con gái trưởng thành. Mẹ và bác cả đều thoát ly công tác, rồi lấy chồng xa. Làm sao bỗng chốc rũ bỏ tất cả để về phụng dưỡng mẹ sớm hôm. Xin đón bà về ở cùng, bà nhất quyết không rời bỏ nơi chôn rau cắt rốn. Vậy là mẹ chỉ có thể mỗi dịp hè, tết lại cho các con về thăm. 
Với ký ức của một đứa trẻ, con chỉ nhớ bà hiền lắm, chưa một lần bà mắng mỏ các cháu, dù con tham ăn làm đổ hết lọ nước sấu bà ngâm, dù con nghịch, quăng cái ghế gỗ làm vỡ chiếc tủ kính của bà… Và con vẫn luôn miệng thắc mắc hỏi: “Bà già thế rồi còn suốt ngày đi chợ làm gì cho mệt”, ra là bà chịu khó nhặt nhạnh kiếm sống, không phải phiền đến các con. Thậm chí bà chắt chiu để dành được cho cháu gái hai chỉ vàng làm của hồi môn sau này đi lấy chồng, dù khi đó con mới tám tuổi…
Chẳng bao lâu bà mất. Mẹ khóc và buồn rất lâu. Có những đêm thảng thốt vùng dậy người ướt đầm mồ hôi, gọi bà... Dịp đó cũng vào tháng Ngâu, mưa liên tục, ngày qua ngày không ngớt. Và đến giờ mẹ vẫn mang trong lòng một niềm day dứt, mẹ tiếc vì đã chẳng dành thời gian ở cạnh bà nhiều hơn, dòng đời cứ miên man, vô tình xô đẩy hết việc nọ đến việc kia, theo quy luật “nước mắt chảy xuôi”, mải lo cho con cái, gia đình, khiến mẹ trở nên vô tâm, ít nhớ, ít về thăm quê hẳn. Để đến lúc tỉnh ra thì trên đầu đã chít dải khăn tang lạnh lùng…
Mẹ còn kể nhiều nữa, mẹ dạy bảo con bao điều hay lẽ phải. Nên biết quý trọng hạnh phúc khi nó đang trong tầm tay mình. Con may mắn hơn mẹ vì con còn mẹ, ngày Vu Lan tới con sẽ hạnh phúc và tự hào được mang trên ngực bông hoa cài áo màu hồng. Con ngộ ra, rồi biết mình cần và nên làm gì lúc này.
Con đã sắp xếp công việc và sẽ nghỉ phép vài ngày về thăm nhà, con sẽ cùng mẹ sắp đồ cúng như mọi năm. Nấu thật nhiều cháo lá đa, múc vào các bát con, mang ra trước hiên nhà và cúng. Rằm tháng bảy đến. Lễ Vu Lan về. Ngưu Lang gặp Chức Nữ. Vong nhân được xá tội. Còn con sẽ được ngồi cùng mẹ ôn lại những chuyện đã qua, bao kỷ niệm đẹp và chắc chắn nhờ đó con luôn biết nhớ và khắc ghi công ơn mẹ cha.
Mẹ ơi con đã về!
Theo vietlam183 Blog (Vn.myblog.yahoo.com)

Chính sách quốc phòng mới của Nhật Bản

Từ sau Thế chiến II, Nhật Bản có lẽ là quốc gia độc đáo nhất trên thế giới có hiến pháp không chấp nhận chiến tranh, không cho phép có quân đội tham chiến ở nước ngoài. Hiện nay nền an ninh của Nhật Bản do Mỹ bảo vệ, qua Hiệp ước an ninh hỗ tương Mỹ-Nhật. Nhật Bản cũng là quốc gia không có quân đội chính qui (Army) mà chỉ có đội tự vệ (Safe Guard), toàn bộ năng lực của xã hội Nhật tập trung vào phát triển kinh tế và văn hóa thay vì quốc phòng. Nhưng từ 5 năm trở lại đây, nhất là trong năm 2005, khuynh hướng tái võ trang đang phát triển mạnh trong quần chúng cũng như giới chính trị gia Nhật Bản. Lý do là Nhật Bản không thể trông cậy mãi vào sự bảo vệ của Mỹ, nhất là mối đe dọa quân sự của Trung Quốc đối với Nhật Bản và các quốc gia Đông Nam Á khác ngày càng lộ liễu.

Mối đe dọa quân sự của Trung Quốc đối với Nhật Bản

Từ 10 năm trở lại đây, nhất là sau khi trở thành một cường quốc kinh tế mới, Trung Quốc đang bành trướng thế lực trên Biển Đông và trong khu vực Đông Nam Á trong mục đích dò tìm và khai thác các nguồn năng lượng và nguyên liệu mà nền kinh tế Trung Quốc đang rất thiếu. Sự bành trướng này đe dọa sự toàn vẹn lãnh thổ của Nhật Bản, vì trên đường trung phân chia lãnh hải giữa hai nước có rất nhiều tài nguyên khoáng sản dưới lòng biển, đặc biệt là dầu hỏa và khí đốt.

Từ cuối năm 1995 đến nay, nhiều tranh chấp lớn giữa hai nước đã xảy ra trong khu vực phân chia lãnh hải hai nước trên Biển Đông, quanh quần đảo Sansaku-shoto (Ngư Câu, Tiên Đảo và Bát Trùng Sơn), phía Bắc Đài Loan, phần lớn do phía Trung Quốc khởi xướng.

Nhắc lại, từ ngày 1-12-1995 đến 15-2-1996, tàu dò tìm dầu khí "Càng Thâm 3", thuộc Cục điều tra địa chất Thượng Hải, đã xâm nhập liên tục vào sâu trong lãnh hải Nhật Bản 570 m, bất chấp lệnh cảnh cáo của Sở Bảo vệ an ninh trên biển của Nhật, và chỉ chịu treo cờ trắng rút lui ra khỏi vùng giữa tháng 2-1996. Vào trung tuần tháng 4-1996, cũng ở chỗ quá cảnh đường trung gian Nhật-Trung này, phía Trung Quốc đã kéo theo tàu điều tra hải dương "Atlante" của Pháp để dò tìm dầu khí ; tất cả đều bị đội tuần dương Nhật bắt đưa về Naha (Okinawa) rồi giải về nước. Từ tháng 9-1996 đến tháng 6-1999, các tàu dò tìm dầu khí "Hải dương 4", "Hải dương 13", "Càng đấu 7", "Càng 407" đã liên tục xâm phạm hải phận Nhật trong cùng mụch đích.

Trầm trọng nhất là năm 2004. Ngày 11-2-2004, tàu "Hướng dương hồng 9" của Trung Quốc đã xâm nhập hải phận Nhật giữa quần đảo Ngư Câu. Ngày 10-11-2004, tàu ngầm nguyên tử "Trường chinh 5" đã vào sâu trong hải phận Nhật Bản giữa quần đảo Tiên Đảo và quần đảo Bát Trọng Sơn vì "đi lộn đường".

Trước sự liều lĩnh dò tìm năng lượng mới của Trung Quốc, dư luận Nhật Bản rất lo ngại cho an ninh lãnh thổ của mình, nhất sau cuộc diễn tập quân sự Trung-Nga từ 15-8 đến 25-8-2005 gần bán đảo Sơn Đông. Trong cuộc diễn tập này, phía Nga chỉ tham dự 3 tàu chiến, trong khi Trung Quốc động viên tới 26 chiến đấu cơ, 40 máy bay trực thăng, 4 khu trục hạm chống tàu ngầm, 6 tàu đổ bộ, 2 tàu ngầm, 2 tàu cảnh bị.

Thái độ nghi ngờ ý đồ bành trướng của Trung Quốc đã manh nha trong dư luận Nhật từ 10 năm trước sau khi lãnh hải ở khu vực quá cảnh bị liên tục xâm phạm. Sự nghi ngờ càng được thực tế chứng minh trong năm 2005 khi Trung Quốc cho khai thác hai mỏ khí đốt tại Bành Hồ và Xuân Thiên trên Biển Đông, và mỏ Thiên Ngoại Thiên ngay đường trung gian giữa hai nước. Để đối lại, Nhật cho công ty dầu hỏa Teikoku khai thác 4 mỏ Kikyo, Tsukushi, Suzukake và Bạch Đàn cạnh đường trung gian về phía Nhật. Từ đó lực lượng hải quân hai nước đối đầu trực tiếp với nhau.

Sửa đổi hiến pháp và hiệp ước an ninh hỗ tương Mỹ-Nhật

Gần đây dư luận Nhật rất khó chịu trước những hành động của Bắc Kinh xúi giục dân chúng chống Nhật tại những thành phố lớn của Trung Quốc tháng 4-2003. Từ đó giới tư bản và chính phủ Nhật quyết định giảm đầu tư và viện trợ ODA cho Trung Quốc. Dư luận và giới chính trị Nhật cũng suy nghĩ về chính sách quốc phòng mới để đối phó với sự đe dọa của Trung Quốc và Bắc Triều Tiên.

Thủ tướng Koizumi, thủ lãnh đảng Tự do Dân chủ, đã hoàn tất dự án sửa đổi hiến pháp Nhật và đang tranh thủ sự ủng hộ của Liên Đảng cầm quyền, trong đó có đảng Công Minh (Komei) là đảng chính trị của các cư sĩ Phật giáo thuộc giáo phái Sokagakkai, thờ kinh Pháp hoa chủ trương tích cực nhập thế để bảo vệ hòa bình và sinh mệnh con người. Đầu năm 2006 này, dự luật sửa đổi hiến pháp cho hợp với chỗ đứng của Nhật trên thế giới có triển vọng được thông qua. Tất cả đều đồng ý giữ lại mục 1 : "Nhật từ bỏ dùng vũ khí như phương tiện chính để giải quyết các tranh chấp giữa các nước" vốn là một điểm son của nước Nhật hòa bình, nhưng chưa đồng ý về chi tiết việc sửa đổi điều 9 hiến pháp cả. Về mục thứ hai : "Nhật không có quân đội, chỉ có đội tự vệ để bảo vệ tính mạng, tài sản của dân trong trường hợp bị quân đội nước ngoài xâm chiếm", đảng Tự do Dân đề nghị đổi danh xưng "đội tự vệ" (Safe Guard) thành "quân đội Nhật Bản" (Japan Army). Nếu được thông qua, Nha Tự Vệ (Save Guard Agency) sẽ trở thành bộ quốc phòng, chính quyền có thể gởi quân đội Nhật tham gia các hoạt động quân sự ngoài lãnh thổ mà không phải thông qua quốc hội.

Sau Thế chiến II, các chính quyền Nhật rất tha thiết với những hoạt động đóng góp cho hòa bình thế giới. Mặc dù không phải là quốc gia thành viên trong Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc, đóng góp của Nhật cho Liên Hiệp Quốc lúc nào cũng cao (19% của toàn thế giới). Nhưng trước những hoạt động khiêu khích liên tục của Bắc Triều Tiên (bắt cóc dân Nhật và đe dọa vũ khí hạch nhân) và Trung Quốc (xâm phạm lãnh hải để giành tài nguyên), ý chí bất khuất của dân tộc Nhật đã được đánh thức.

Như một con nhà võ bị từ lâu cấm cung trong chùa "hòa bình vĩnh viễn" với vòng càn khôn "không được tái võ trang", nay được dư luận quốc tế, đặc biệt là Mỹ, khuyến khích tái võ trang thì sự vùng dậy này sẽ rất ngoạn mục.

Trong chiến lược chuyển hóa (transformation), nghĩa là thay thế dần sự hiện diện của quân đội Mỹ tại Đông Á, ưu điểm của quân đội Nhật là không quân. Không quân Nhật đang thay thế phi đội F16 của Mỹ từ căn cứ Kadena (Okinawa) chuyển qua đảo Guam, với một phi đoàn FA22 có hiệu năng cao hơn. Phi đoàn này đặt căn cứ tại Yokota, ngoại ô Tokyo, do quân đội Mỹ giao lại cho phía Nhật. Ngoài ra không quân Nhật còn được trang bị các loại chiến đấu cơ F16E có hiệu năng cao hơn các phi đoàn F16K của Mỹ tại Đại Hàn và F16T tại Singapore, và có tầm hoạt động xa và cao hơn các loại chiến đấu cơ F104, F4 và F86 của Mỹ.

Ba trục chiến lược Virginia, Alaska và Hitkan (Hawai) của Mỹ chỉ hoạt động hữu hiệu khi có thêm bốn căn cứ Misawa (Aoomori), Yokotu (Tokyo), Ube (Yamaguchi) và Kadena (Okinawa) của Nhật để làm chủ toàn bộ vùng trời từ quần đảo Sakhaline (Nga) qua bán đảo Triều Tiên đến tận đảo Hải Nam (Trung Quốc). Không quân Nhật còn được trang bị các loại máy bay vận tải C17 (có tốc độ gấp đôi và sức trọng tải gấp bốn lần máy bay C130) qua lại thường trực giữa Hitkan và Yokota. Tuy chưa sản xuất các loại phi cơ có hiệu năng cao như F3500 tối tân nhất của Mỹ, công nghệ quốc phòng Nhật cũng đã tự chế các loại chiến đấu cơ F2, có tốc độ Max2 (2 lần tốc độ âm thanh), tàu ngầm có hiệu năng gấp đôi Trung Quốc và phi đạn Patriot (3 lần vận tốc siêu âm).

Ngân sách quốc phòng của Nhật năm 2006 sẽ tăng từ 3 đến 5% do giảm chi phí chi cho các thiết bị quân sự của Mỹ đóng ở Nhật, giảm viện trợ ODA cho Trung Quốc và tiền đóng góp cho Liên Hiệp Quốc.

Kết hợp quốc phòng với phát triển kỹ thuật, kinh tế

Nét độc đáo của việc tái võ trang của quân đội Nhật Bản là biết kết hợp quốc phòng với kinh tế. Nhờ cách kết hợp này mà Nhật không bị hụt hơi trong cuộc chạy đua về kỹ thuật quân sự mới.

Nhắc lại trong thời chiến tranh lạnh, các tổ hợp lớn của Nhật rất được Liên Xô chú ý vì làm chủ được các kỹ thuật tấn công bằng điện tử, di chuyển của tàu ngầm không gây tiếng động dưới biển, viễn thông, vệ tinh, v.v. Từ thập niên 1990 đến nay, các tổ hợp lớn của Nhật tiếp tục đầu tư nghiên cứu vào các lãnh vực quốc phòng cao cấp như hệ thống radar mới, sản xuất các tàu chở dầu tiếp tế lớn trên đại dương cho các hạm đội Mỹ hay các tuần dương hạm Aogis của Nhật, máy phản lực, v.v.

Nhưng quan tâm chính của giới chiến lược gia Nhật Bản là lãnh vực không gian. Họ tin rằng nếu xảy ra một cuộc chiến trong tương lai, phe nào làm chủ được không gian thì phe đó sẽ thắng. Chính vì thế các tổ hợp lớn của Nhật dành một ngân sách lớn để nghiên cứu khả năng này. Cho đến nay Nhật là một trong vài quốc gia dẫn đầu về lãnh vực sản xuất máy bay thám thính không người lái (drone), mà gần đây hãng Yamaha bị chỉ trích đã bán cho Trung Quốc loại máy bay này để rải thuốc trừ sâu.

Về khả năng sản xuất các loại máy bay phản lực siêu âm, các công ty công nghiệp nặng Ishikawa, Mitsubishi, Kawasaki, dưới tên gọi chung "Tổ hợp nghiên cứu kỹ thuật hệ thống thúc đẩy máy bay vận tải siêu âm" (ESPR), và Cơ quan khai thác và nghiên cứu hàng không vũ trụ Nhật (JAXA) đang hợp tác mật thiết với kỹ nghệ hàng không Pháp để sản xuất máy bay vận tải siêu âm SST (super sonic transport) thay thế máy bay Concorde. Tổ hợp này còn hợp tác với hai công ty hàng không quân sự lớn của châu Âu và Pháp là FAPS và SAFRAN để sản xuất loại máy bay vận tải mới có tốc độ Max2 (2.448 km/giờ). Trong trường hợp có chiến tranh, tổ hợp này đủ khả năng sản xuất những loại oanh tạc cơ hạng nặng để dội bom hay chuyên chở quân trang, quân dụng và binh sĩ trong vài tháng. Ba công ty Mitsubishi, Kawasaki và Fuji đang hợp tác tốt với công ty Boeing của Mỹ để chế tạo máy bay chuyên chở khổng lồ B787. Riêng công ty Mitsubishi đang sản xuất các loại chiến đấu cơ phản lực F2 tối tân nhất cho quốc phòng Nhật và Mỹ. Ngoài ra ngành vật liệu lắp ráp, trang bị phụ tùng điện tử cho các loại máy bay quân và dân sự cũng đang rất phát triển. Từ 5 năm qua ngành này đã cung cấp phụ tùng cho các công ty Boeing và Airbus.

Trong khi chờ đợi có chiến tranh, ngành hàng không Nhật tiếp tục sinh lời bằng cách bán máy bay và phụ tùng, đặc biệt là máy dò tìm tàu ngầm P3C1, máy bay vận tải cỡ trung TC1J và trực thăng săn tàu ngầm TSH60KJ, cho các nước Đông Nam Á, đang gia tăng chi phí quốc phòng để đối đầu với sự đe dọa của Trung Quốc. Ngoài ra ba công ty Mitsubishi, Honda và Shin Meiwa đang nghiên cứu sản xuất các loại máy bay chuyên chở cỡ nhỏ, có khả năng chuyên chở với từ 50 đến 90 chỗ ngồi, hãng Mitsubishi hiện đang sản xuất các loại máy bay phản lực khu vực như YS-II 50 chỗ ngồi, YS-33 70-90 chỗ ngồi cho nhu cầu dân sự, tất cả có thể chuyển sang quân sự bất cứ lúc nào.

Hiện nay Nhật Bản và Trung Quốc đang cạnh tranh ráo riết trong lãnh vực hàng không. Nhưng cuộc chạy đua này không cân xứng vì Nhật Bản đang vượt xa Trung Quốc vài chục năm về kỹ thuật cũng như khả năng sản xuất hàng loạt những loại tàu ngầm, tàu chiến, quân xa, máy bay và vũ khí tinh khôn đủ loại. Nếu ngay bây giờ xảy ra cuộc chiến giữa Trung Quốc và Nhật Bản thì chỉ trong một thời gian toàn bộ lực lượng không quân và tàu chiến của Trung Quốc sẽ bị tiêu diệt. Chính vì thế khách hàng lớn nhất hiện nay của Nhật về quốc phòng (trá hình) vẫn là Trung Quốc.
Nguyễn Minh

(Tokyo)