Thứ Bảy, 27 tháng 8, 2011

Thái sư Lê Văn Thịnh và cuộc chiến Tống Lý


Năm 1076,nhà Tống sai Tuyên phủ sứ Quảng Nam(tên lộ của nhà Tống,sau chia thành Quảng Nam Đông lộ,tức tỉnh Quảng Đông và Quảng Tây Nam lộ,khu tự trị Quảng Tây ngày nay của Trung Quốc) là Qúach Qùi làm Chiêu thảo sứ,Triệu Tiết làm phó,đem quân 9 tướng,hợp với Chiêm Thành và Chân Lạp sang xâm lấn Đại Việt để trả thù việc Lý Thường Kiệt và Tông Đản đã đem quân tấn công các châu Ung,Khâm,Liêm của nhà Tống năm trước .Để phủ đầu mưu đồ xâm lược của nhà Tống,trên sông Như Nguyệt(Sông Cầu) Lý Thường Kiệt lập phòng tuyến ở bở Nam đánh tan được Qúach Qùi lui quân,nhưng quân Tống lại chiếm lấy châu Quảng Nguyên(Cao Bằng,Lạng Sơn).

Năm 1078,mùa xuân ,tháng giêng,vua Lý Nhân Tông sai Đào Tống Nguyên đem biếu nhà Tống 5 con voi thuần,xin trả lại các châu Quảng Nguyên(mà nhà Tống đổi lại là Thuận châu),nhưng chưa trả những đất đai mà thổ dân dâng cho nhà Tống..

Tháng 6 năm 1084 ,khi đó là Thị lang Bộ Binh,Lê Văn Thịnh đến trại Vĩnh Bình cùng với người Tống bàn việc cương giới.Tuy binh lực nhà Tống đã bị Lý Thường Kiệt đánh thua tan tác,song vua quan nhà Tống chỉ đồng ý trả lại đất đai do nhà Tống xâm lược tại biên thùy.Còn đất đai do thổ dân dâng nộp để thần phục nhà Tống là hai động Vật Dương và Vật Ác,họ không chịu trả lại.Viện lý những đất ấy là của thổ dân "tự ý" đem sát nhập vào nhà Tống chứ không phải là họ chiếm Lê Văn Thịnh đã trả lời sứ giả nhà Tống là Thành Trạc:
Đất thì có chủ,các viên quan giữ đất ấy đem nộp cho người khác và trốn đi thì đất ấy thành vật ăn trộm của chủ.Sự chủ giao mà lấy trộm đã không tha thứ được mà trộm của hay" tàng trữ" thì luật pháp cũng không cho phép,huống chi nay lại mang đất lấy trộm dâng để làm dơ bẩn sổ sách nhà vua.

Đại diện cho Đại Việt,Lê Văn Thịnh đã trả lời một cách cứng cỏi,đầy lập luận.Đối với luật pháp nước nào cũng vậy,khi nhận môt vật gì để canh giữ,nếu đem vật đó bán và hủy bỏ đi,tất nhiên phải có tội.Trong trường hợp này các thổ dân-chỉ là những người được vua tin dùng,cho cai quản các châu ở nơi biên ải xa xôi.Việc tự tiện đem đất đai dâng cho nhà Tống để xin thần phục,xâm phạm vào lãnh thổ cũa Đại Việt cũng như việc nhà Tống chiếm giữ đất ấy không thể là hợp pháp, minh bạch.

Luận cứ trên cho thấy nền pháp luật thời Lý đã có những bước tiến đáng kể nên Lê Văn Thịnh đã phân biệt rõ ràng các khái niệm mà ngày nay gọi là khế ước ủy nhiệm,ký thác hay quyền sở hữu.

Nhà Tống cuối cùng phải trả lại 6 huyện 3 động.Người Tống có thơ rằng:

Nhân tham Giao Chỉ tượng

Khướt thất Quảng Nguyên kim

Tạm dịch:

Người tham voi Giao Chỉ

Bỏ mất vàng Quảng Nguyên

Năm 1085,Lê Văn Thịnh làm Thái sư dưới triều vua Lý Nhân Tông.

(Nguồn Wikipedia)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét