Khoảng tháng 8/1949 cha tôi được phóng thích và về chữa trị mỗ sa đì ở bệnh viện Chợ Rẫy rồi về trụ sở Đoàn Học sinh Nam bộ an dưỡng mà chưa nhận công tác.Sau đó thì có lệnh phân công về các nơi,cha tôi được điều về Văn phòng Thành ủy Sài Gòn Gia Định.
Sau sự kiện Pháp bắt cóc một số học sinh trường Pétrus Ký trước kỹ niệm 9 năm ngày Nam Kỳ khởi nghĩa (23/11/1949) với cuộc bãi khóa rầm rộ của học sinh 10 trường ở Sài Gòn.Và sau sự kiện Trần Văn Ơn bị Pháp bắn chết ngày 9/1/1950,mật thám Pháp bủa lưới truy tìm những người hoạt động chống Pháp ở khắp nơi.Năm 1949,trước ngày sinh nhật ông Hồ Chí Minh(19/5),tôi được Huỳnh Văn Long(con cùng cha khác mẹ với Thủ hiến Trần Văn Hữu)kết nạp vào Đảng Lao Động Việt Nam.
Cha tôi vào chiến khu D nhận nhiệm vụ mới ở Văn phòng Thành Ủy.Sau đó rời khỏi chiến khu ,cha tôi lưu luyến nhìn lại lá cờ Tổ quốc tung bay trên những mái nhà tranh,những đường hầm ,công sự chiến đấu..Ra đến đường lớn ,trên xe của cha tôi còn có Bác Trần Quang Cơ ,cả hai như bước vào một thế giới khác với sự khốc liệt của cuộc đấu tranh mà cha tôi và đồng đội phải đương đầu với nó.Chiếc xe đò hục hặc lăn bánh trên con đường đầy ổ gà với những đoạn đường bị phá hoại chở theo hai học sinh vừa thăm quê trở về thành.Xe dừng lại trước một trạm kiểm soát của Lực lượng Bổ túc.Môt người mặc thường phục xuống xe đi vào trạm nói gì đó với lính trạm.Chiếc xe bị khám xét sau đó.Bọn lính hỏi thẻ kiểm tra của cha tôi và Bác Cơ.Tất nhiên,cả hai đều là học sinh và có thẻ học sinh.Chiếc xe đò đi về hướng Thị trấn Lái thiêu.Cha tôi và Bác Cơ thống nhất với nhau từ trước rằng cho dù có bất cứ tình huống xấu nào xảy ra thì cũng chỉ khai báo là cả hai không hề quen biết nhau.
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét