Thứ Bảy, 27 tháng 8, 2011

Bạn có bị sỏi mật không?

Vài ký lô hột đười ươi đem rang đến thành màu nâu,như rang cà fê.Bỏ vào cối xay cà fê[tốt hơn hết là uống đến đâu xay đến đó],mỗi ngày uống 3-4 lần khi khát nước.Lấy 1 cái ly múc 1 muỗng canh bột đười ươi xaybỏ vào ly châm nước sôi đậy lại chờ nguội mới uống và uống ngoài bữa ăn.Uống hết nước lẫn cái.Sỏi mật do thừacholesterolvà ,thừa muối mật tạo thành kác với sỏi thận do muối calci....phosphat...

Gia truyền họ Bùi huyện An Nhơn Bình Định


Bệnh gan chữa bởi Phòng chẩn trị YHDT Bình Thủy An Giang

Có một nơi ở xã Bình Thủy thuộc Tỉnh An Giang đã và đang trở thành thánh địa của những người bị bịnh gan.Bệnh gan nặng,nhẹ đều được thầy Tư Ngoan coi mạch và bốc thuốc bằng những loại dược thảo.

Trong thời điểm này cũng như trước đây phòng chẩn trị là miễn phí.Nếu quan tâm đến mạng sống của mình,với bệnh tật của mình...các bạn hãy đến nơi này 1 lần.Lần đầu tiên đến nơi này,tôi có nghe 1 bệnh nhân ở vùng Chợ Mới An Giang kể về căn bệnh của ông ta.Ông ta trạc 50 tuổi,khi người nhà đưa ông ta đến nơi này,ông ta không thể nào đi được,bụng trướng to,da thịt nhấn vào không có tính đàn hồi.Vậy mà hiện nay ông ta đi đứng nói cười như không có bệnh tật gì ...Cũng còn nhiều trường hợp khác nữa..Tôi đến nơi này và ngủ đêm ở căn lán dành cho bệnh nhân xa nhà và chờ cho tới 5 giờ sáng để lấy số thứ tự.Một lần tôi ngủ trọ nên qua nơi này đã thấy khoảng 20 người đã đến trước tôi...họ đến từ Gò Công..và có nhiều khi những lần gặp khác bệnh nhân đến từ Sài Gòn,Trà Vinh,Cà Mau ..là chuyện bình thường..

Thầy bắt đầu coi mạch và bốc thuốc cho bệnh nhân từ 07 giờ sáng hàng ngày với trung bình trên 1400 bệnh(thời điểm trung tuần tháng 11 năm 2011)...và không riêng gì bệnh gan.Có một đội ngũ bốc thuốc phục vụ cho bệnh nhân 05 người,đội hốt thuốc thảo dược 10 người,một đội cắt thuốc,phơi ,sấy thuốc trong mùa mưa và một đội lưu động các nơi trong những khu rừng để tìm thuốc.Ngoài ra còn có bộ phận tiếp bệnh nhân khoảng 5 người.

Cứ 10 người chúng ta có đến 2 người bị viêm gan B.đây là điều đặc trưng của tỉ lệ nhiễm virus ở vùng Châu Á.Nếu xét nghiệm hàng 6 tháng/lần mà men gan không cao chưa hẳn là không bị diễn tiến của sơ gan đe dọa.Bạn phải mạnh dạn định lượng virus siêu vi và xét nghiệm Fibro Scan.Có những trường hợp đặc biệt các chỉ số men gan không tăng nhưng khi test Fibro Scan(mức độ xơ hóa gan) đã ở mức F3.

Không có gì là khó hiểu khi quả gan của bạn tích độc tố từ ngoại vật trong thời gian khá là lâu.Độc tố từ lương thực thực phẩm,từ các dược chất , từ sự lây lan và có thể từ di truyền..

Công việc của thầy có thề hiểu đơn giản là xổ độc gan và phục hồi chức năng gan.Bạn có thể thấy khả năng tái tạo gan một cách diệu kỳ của bản thân mình thông qua điều trị.Bệnh nhân xơ gan ở Chợ Mới mà tôi nói ở trên đã dùng thuốc của thầy gần 3 năm liên tục.Việc hốt thuốc sẽ căn cứ trên bệnh nặng nhẹ mà cho nhiều ít.Nếu nặng cho ít , lần sau lên sớm coi mạch theo dõi và bốc thuốc phù hợp với những chỉ dẫn ăn kiêng.Thầy cho ít nhất là 10 thang và nhiều nhất là 3 đến 40 thang hoặc hơn cho những người ở xa ..Nhớ là hoàn toàn miễn phí.

Mình cũng không quảng cáo trên trang này để thu lợi gì cho riêng mình và cho phòng chẩn trị YHDT của thầy đâu .Hy vọng sẽ giúp gì đó cho các bệnh nhân gan qua trang blog nầy.
Các vị cũng có thể dùng giao diện chat yahoo để add nick name và liên lạc với"haitacr79"

Mình vẫn có số di động cho các vị muốn biết thêm những điều mà các vị còn thắc mắc.

0985950089 và chẳng cần phải biết tên và tài khoản ngân hàng làm gì..hihihi

Tạm biệt.

Sứ thần Nguyễn Biểu là ai?

Nguyễn Biểu (?-1413): Thân thế của Nguyễn Biểu sử sách chỉ chép là người làng Bà Hồ, huyện Chi La (nay là xã Yên Hồ, huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh) không chép ngày tháng năm sinh cha mẹ là ai, làm gì. Ông đỗ Thái học sinh thời Trần, đã từng theo giúp vua Trùng Quang nhà Hậu Trần từ những ngày đầu mới lên ngôi, lấy đất Bà Hồ, huyện Chi La làm căn cứ tổ chức cuộc kháng chiến chống giặc Minh. Lúc bấy giờ lực lượng kháng chiến của Giản Định đế Trần Ngỗi đã suy yếu, Trùng Quang đế đã tìm cách đưa Trần Ngỗi về Bà Hồ tôn làm Thái Thượng hoàng thống nhất lực lượng kháng chiến. Từ đó Bà Hồ chỉ còn lại lực lượng nhỏ, còn Thượng Hoàng và nhà vua cùng các tướng đều đưa quân ra trận, thời gian này nghĩa quân lúc tiến ra Bắc lúc lui về Diễn Châu, Nghệ An, nhưng sau trận thua ở Thần Đầu vào năm 1412 nghĩa quân bị tổn thất nặng. Quân Minh chiếm Thanh Hoa,Diễn Châu và thành Nghệ An,vua TrùngQuang phải rút vào giữ vùng Tân Bình,Thuận Hóa và sai Nguyễn Biểu đi sứ cầu phong ở thành Nghệ An tìm kế hoãn binh chờ đợi thời cơ.

Về việc đi sứ và cái chết của ông, Đại Việt sử ký Toàn thư chỉ chép: “Mùa hạ tháng 4 năm Quý Tỵ (1413) bọn Trương Phụ nhà Minh đánh mạnh vào Nghệ An, vua chạy về Châu Hoá sai Đài quan là Nguyễn Biểu làm sứ cầu phong mang sản vật địa phương đến Nghệ An. Trương Phụ giữ lại Biểu tức giận mắng rằng: Trong bụng đánh lấy nước bên ngoài giả làm quân nhân nghĩa đã hứa lập con cháu nhà Trần lại đặt quận huyện không những chỉ cướp lấy vàng bạc châu báu còn giết hại nhân dân, thực là giặc tàn ngược lắm. Phụ giận lắm đem ra giết”. Còn trong sách “ Nghĩa Sĩ truyện” thì chép rằng: “ Khi tới trước quân Trương Phụ bọn giặc bắt ngài lạy. Ngài đứng trơ không nhúc nhích. Nhân thế giặc đặt tiệc thết, nấu một đầu người mà mời, cốt để cho rõ ý ngài. Ngài tức thì lấy đũa khoét hai mắt, hoà với giấm mà nuốt”. Trong bản chép tay kèm ở trong gia phả họ Nguyễn có thêm: “Lúc bày tiệc ra ngài cười mà nói: “Đã mấy lúc người Nam lại được ăn đầu người Bắc”. Trương Phụ hay tin cảm phục đối xử tử tế rồi cho ông về, nhân đó Phụ hỏi viên hàng thần Phan Liêu: “ Nguyễn Biểu là người thế nào?” Liệu vốn có hiềm khích với ông bèn nói: “Người ấy là hào kiệt ở An Nam, Ngài muốn lấy nước Nam mà không có người này thì việc thành sao được”. Phụ sai người theo bắt ông lại hòng uy hiếp mua chuộc nhưng khi Nguyễn Biểu bị dẫn đến trước dinh, Trương Phụ bắt ông lạy ông vẫn đứng thẳng không hề run sợ. Phụ mắng ông vô lễ ông bèn vạch âm mưu và tội ác của giặc. Phụ tức giận sai quân đưa ông ra trói dưới cầu Yên Quốc (tức cầu Lam, một nhánh sông Lam chảy giữa hai làn Vệ Chánh và Quang Dụ xưa) cho nước lên dìm chết. Ông lấy móng tay vạch vào cột cầu 8 chữ: “ Thất nguyệt, sơ nhất nhật, Nguyễn Biểu tử” (ngày mồng 1 tháng 7 Nguyễn Biểu chết). Trương Phụ giết ông nhưng phải ngầm kính phục cho đưa thi hài về Bình Hồ an táng. Vua Trùng Quang được tin ông tử tiết hết sức thương xót sai làm văn Dụ tế, nhà sư chùa Yên Quốc cũng soạn bài văn làm lễ cầu siêu cho ông. Nguyễn Biểu vị sứ giả của dân tộc đã hy sinh anh dũng trong cuộc kháng chiến chống xâm lược nhà Minh. Tiết tháo của Nguyễn Biểu thật là lẫm liệt, trước giặc giữ lòng chỉ nghĩ đến vua, trước vận suy của nước vẫn làm rạng danh quốc thể.

Nhân dân miền Nghệ Tĩnh lập miếu thờ, suy tôn ông là Nghĩa vương. Các triều đại sau cũng truy phong ông làm Phúc thần. Hiện nay, tại xã Yên Hồ, huyện Đức Thọ có đền thờ Nguyễn Biểu được xây dựng vào thời Nhà Lê để tưởng nhớ công lao của ông .


( Sở Văn hoá - Thông tin )
(Sưu tầm từ internet)

Giữ nước và mất nước

Vua nhà Ngô thời Đông Chu đem quân xâm lăng nước Sở.Sở Chiêu Vương cùng cận thần bôn đào không kịp mang theo Thái hậu và Hoàng hậu.Vua nhà Ngô bắt bà Hoàng hậu vào hầu.Đêm ấy vua Ngô ngủ trong cung với Sở Chiêu hậu.

Có kẻ dèm tâu bà Thái hậu cũng là người phụ nữ sắc nước hương trời tên là Bá Doanh.

Vua Ngô thích quá truyền Bá Doanh vào hầu.Bà Bá Doanh không chịu ra khỏi cửa.

Vua Hạp Lư sai người đến bắt.Bà Bá Doanh vẫn đóng kín cửa,cầm kiếm gõ vào cửa và mà nói :

_Ta nghe ông vua là tiêu biểu cho một nước.Nay nhà vua bày việc vô đạo.Kẻ vị vong này thà đâm cổ mà chết,quyết không chịu hầu tên hôn quân.

Vua nhà Ngô hổ thẹn xin lỗi và cấm ngặt mọi chuyện đồi bại ở hoàng cung.

Ông vua được nước đối diện với hai bà Hoàng hậu bị mất nước.Một bà thì ưng thuận ,một bà thì phản đối,thì phải hiểu rằng kẻ ưng thuận kia là tiêu biểu cho sự mất nước,người phản đối đó là linh hồn của sự giữ nước.Quốc gia có tồn tại hay không là ở những nhân tố có phẩm tiết này.Mặt khác,kẻ chiến thắng biết giữ thể diện cho kẻ chiến bại là một chiến thắng toàn diện.

(Trích Đông Chu liệt quốc)

Tự tỉnh

Người ta tối đến,trước khi ngủ thử kiểm xem xét trong một ngày

Ăn ở với cha mẹ đã hết lòng chưa?

Đối đãi với kẻ dưới đã thể tất chưa?

Xử với anh em đã thỏa thuận chưa?

Đối với vợ con đã yêu quí chưa?

Chơi với bạn bè đã hay tránh kẻ dở gần người hiền chưa?

Nói ra câu gì,đã hay không thẹn với lương tâm chưa?

Làm công việc gì,đã không trái với công lý chưa?

Đãi với người ngoài đã không hay thất lễ chưa?

Hết thảy việc gì,việc gì cũng nghĩ để xử cho chu đáo ,ngõ hầu mới xứng đáng làm người mà không xấu hổ.

[Sưu tầm từ Từ Mi Vân]

Chữa Viêm gan B

Tôi có biết một phụ nữ quê ở Hà tiên ,tỉnh Kiên Giang đã bị viêm gan siêu vi B nhiều năm.Bà ta nay xét nghiệm máu đã không còn thấy virus siêu vi B trong máu.Bà ta biết mình bị viêm gan nhưng nhà thì nghèo ,làm ngày nào ăn ngày đó.Rất may,bà ta được một người lạ chỉ cho phương thuốc vừa uống nước sắc và vừa uống thuốc viên.

Về nấu nước sắc,4 chén nấu còn 1 chén,ngày uống hai lần.Thành phần gồm:

_Chó đẻ

_Mần ri cây hoặc dây

Thù lù

_Dứa gai

Mỗi thứ một nhúm đã phơi khô.

Về thành phần của viên,như sau:

_Gừng đâm nhỏ và nát vắt lấy nướcHạt hắc sửu(họ bìm bìm bông tím) tán nhỏ và mịn.

Chế biến: Dùng nước gừng nhào trộn với bột hắc sửu vo viên bằng hạt đậu xanh .

Cách dùng: Uống mỗi lần 15 viên cùng nước sắc.Nếu uống vào không xổ độc được thì thì tăng lên 3 hay 4 viên.

(Bài thuốc dân gian do ông Lâm Tài Kiết ở Khu phố Hòa Lập

Thị trấn Kiên Lương Tỉnh Kiên Giang cung cấp)

Hai hồ nước

Ở Palestin có 2 hồ nước lớn.Hồ thứ nhất là Hồ Chết vì không một sinh vật nào có thể sống trong lòng hồ.Hồ thứ hai là Galilé,một khu du lịch quốc tế nổi tiếng.Cả hai hồ đều nhận nguồn nước từ sông Jordan.Nước sông Jordan chảy vào Hồ Chết.Hồ Chết đón nhận và giữ lại cho riêng mình nên nước trong Hồ Chết trở nên mặn chát.Hồ Galilé cũng đón nhận nguồn nước từ sông Jordan rồi từ đó tràn qua các hồ nhỏ và sông lạch nhờ vậy mà nước trong hồ này luôn sạch mang lại sự sống cho sinh vật hồ,cho cây cối,muông thú và con người.

Vâng 1 ánh lửa chia xẻ là 1 ánh lửa lan tỏa.Bàn tay có mở rộng ban tặng,tâm hồn mới tràn ngập vui sướng.Đôi môi hé mở mới nhận đựoc nụ cười.

(Sưu tầm trên internet)

Giai thoại bài thơ"Vịnh bèo"

Năm Đinh Dậu, nhà Minh mư­ợn cớ phò Lê diệt Mạc hòng thôn tính nư­ớc ta, sai đô đốc Cừu Loan và tư­ớng Mao Bá Ôn đem quân hùng hổ tiến vào cửa ải Pha Luỹ. Chúng gửi chiến thư­ cho triềuđình Mạc, bảo phải đầu hàng thì mới tránh khỏi hoạ. Kèm theo th­ư là một bài thơ Bèo thách hoạ, d­ưới ký tên Mao Bá Ôn.


Tuỳ điền trục thuỷ mạc ­ương châm
Đáo xứ khan lai thực bất thâm
Không hữu căn miêu không hữu diệp
Cảm sinh chi tiết, cảm sinh tâm
Đồ chi tụ sứ ninh chi tán
Đản thức phù thời ná thứ­c trầm
Đại để trung thiên phong khí ác
Tảo quy hồ hải tiện nan tầm.

(Mọc theo ruộng n­ước hóp như­ kim
Trôi dạt lênh đênh chẳng đứng im
Nào có gốc sâu, nào có lá
Dám sinh cành nhánh, dám sinh tim
Tụ rồi đã chắc không tan tác
Nổi đó nào hay chẳng đắm chìm
Đến lúc trời cao bùng gió dữ
Quét về hồ bể hẳn khôn tìm)


Vịnh bèo nh­ưng dụng ý của Mao Bá Ôn là coi khinh nư­ớc Nam sức yếu lực nhỏ, mong manh trôi dạt nh­ư cánh bèo mặt n­ước lênh đênh, chỉ một cơn gió là tan tác. Vua Mạc Đăng Dung giao cho Giáp Hải lên tận biên ải. Trong khi giao tiếp, Trạng Giáp Hải đã hoạ đáp:


Cẩm lâm mật mật bất dung châm
Đái diệp liên căn khởi kế thâm
Thư­ờng dữ bạch vân tranh thuỷ diện
Khẳng giao hồng nhật truỵ ba tâm
Thiên trùng lãng đả thành nan phá
Vạn trận phong xuy vĩnh bất trầm
Đa thiểu ngư­ long tàng giá lý
Thái công vô kế hạ câu tầm.


(Ken dầy vải gấm khó luồn kim
Rễ lá liền nhau, động vẫn im
Tranh với bóng mây che mặt n­ước
Chẳng cho tia nắng rọi xuyên tim
Sóng dồi muôn lớp thư­ờng không vỡ
Gió táp ngàn cơn cũng chẳng chìm
Nào cá nào rồng trong ấy ẩn
Cần câu Lã Vọng biết đâu tìm).


Trong bài thơ hoạ, thấy lời lẽ mạnh mẽ, Mao Bá Ôn và Cừu Loan bàn bạc với nhau, nhận định rằng nư­ớc Nam có thực lực, ch­ưa thể nuốt trôi đư­ợc, lặng lẽ có trật tự cho lui binh về.

Sưu tầm

Thái sư Lê Văn Thịnh và cuộc chiến Tống Lý


Năm 1076,nhà Tống sai Tuyên phủ sứ Quảng Nam(tên lộ của nhà Tống,sau chia thành Quảng Nam Đông lộ,tức tỉnh Quảng Đông và Quảng Tây Nam lộ,khu tự trị Quảng Tây ngày nay của Trung Quốc) là Qúach Qùi làm Chiêu thảo sứ,Triệu Tiết làm phó,đem quân 9 tướng,hợp với Chiêm Thành và Chân Lạp sang xâm lấn Đại Việt để trả thù việc Lý Thường Kiệt và Tông Đản đã đem quân tấn công các châu Ung,Khâm,Liêm của nhà Tống năm trước .Để phủ đầu mưu đồ xâm lược của nhà Tống,trên sông Như Nguyệt(Sông Cầu) Lý Thường Kiệt lập phòng tuyến ở bở Nam đánh tan được Qúach Qùi lui quân,nhưng quân Tống lại chiếm lấy châu Quảng Nguyên(Cao Bằng,Lạng Sơn).

Năm 1078,mùa xuân ,tháng giêng,vua Lý Nhân Tông sai Đào Tống Nguyên đem biếu nhà Tống 5 con voi thuần,xin trả lại các châu Quảng Nguyên(mà nhà Tống đổi lại là Thuận châu),nhưng chưa trả những đất đai mà thổ dân dâng cho nhà Tống..

Tháng 6 năm 1084 ,khi đó là Thị lang Bộ Binh,Lê Văn Thịnh đến trại Vĩnh Bình cùng với người Tống bàn việc cương giới.Tuy binh lực nhà Tống đã bị Lý Thường Kiệt đánh thua tan tác,song vua quan nhà Tống chỉ đồng ý trả lại đất đai do nhà Tống xâm lược tại biên thùy.Còn đất đai do thổ dân dâng nộp để thần phục nhà Tống là hai động Vật Dương và Vật Ác,họ không chịu trả lại.Viện lý những đất ấy là của thổ dân "tự ý" đem sát nhập vào nhà Tống chứ không phải là họ chiếm Lê Văn Thịnh đã trả lời sứ giả nhà Tống là Thành Trạc:
Đất thì có chủ,các viên quan giữ đất ấy đem nộp cho người khác và trốn đi thì đất ấy thành vật ăn trộm của chủ.Sự chủ giao mà lấy trộm đã không tha thứ được mà trộm của hay" tàng trữ" thì luật pháp cũng không cho phép,huống chi nay lại mang đất lấy trộm dâng để làm dơ bẩn sổ sách nhà vua.

Đại diện cho Đại Việt,Lê Văn Thịnh đã trả lời một cách cứng cỏi,đầy lập luận.Đối với luật pháp nước nào cũng vậy,khi nhận môt vật gì để canh giữ,nếu đem vật đó bán và hủy bỏ đi,tất nhiên phải có tội.Trong trường hợp này các thổ dân-chỉ là những người được vua tin dùng,cho cai quản các châu ở nơi biên ải xa xôi.Việc tự tiện đem đất đai dâng cho nhà Tống để xin thần phục,xâm phạm vào lãnh thổ cũa Đại Việt cũng như việc nhà Tống chiếm giữ đất ấy không thể là hợp pháp, minh bạch.

Luận cứ trên cho thấy nền pháp luật thời Lý đã có những bước tiến đáng kể nên Lê Văn Thịnh đã phân biệt rõ ràng các khái niệm mà ngày nay gọi là khế ước ủy nhiệm,ký thác hay quyền sở hữu.

Nhà Tống cuối cùng phải trả lại 6 huyện 3 động.Người Tống có thơ rằng:

Nhân tham Giao Chỉ tượng

Khướt thất Quảng Nguyên kim

Tạm dịch:

Người tham voi Giao Chỉ

Bỏ mất vàng Quảng Nguyên

Năm 1085,Lê Văn Thịnh làm Thái sư dưới triều vua Lý Nhân Tông.

(Nguồn Wikipedia)

Cụ Dẹo(4)

Khoảng tháng 8/1949 cha tôi được phóng thích và về chữa trị mỗ sa đì ở bệnh viện Chợ Rẫy rồi về trụ sở Đoàn Học sinh Nam bộ an dưỡng mà chưa nhận công tác.Sau đó thì có lệnh phân công về các nơi,cha tôi được điều về Văn phòng Thành ủy Sài Gòn Gia Định.

Sau sự kiện Pháp bắt cóc một số học sinh trường Pétrus Ký trước kỹ niệm 9 năm ngày Nam Kỳ khởi nghĩa (23/11/1949) với cuộc bãi khóa rầm rộ của học sinh 10 trường ở Sài Gòn.Và sau sự kiện Trần Văn Ơn bị Pháp bắn chết ngày 9/1/1950,mật thám Pháp bủa lưới truy tìm những người hoạt động chống Pháp ở khắp nơi.Năm 1949,trước ngày sinh nhật ông Hồ Chí Minh(19/5),tôi được Huỳnh Văn Long(con cùng cha khác mẹ với Thủ hiến Trần Văn Hữu)kết nạp vào Đảng Lao Động Việt Nam.

Cha tôi vào chiến khu D nhận nhiệm vụ mới ở Văn phòng Thành Ủy.Sau đó rời khỏi chiến khu ,cha tôi lưu luyến nhìn lại lá cờ Tổ quốc tung bay trên những mái nhà tranh,những đường hầm ,công sự chiến đấu..Ra đến đường lớn ,trên xe của cha tôi còn có Bác Trần Quang Cơ ,cả hai như bước vào một thế giới khác với sự khốc liệt của cuộc đấu tranh mà cha tôi và đồng đội phải đương đầu với nó.Chiếc xe đò hục hặc lăn bánh trên con đường đầy ổ gà với những đoạn đường bị phá hoại chở theo hai học sinh vừa thăm quê trở về thành.Xe dừng lại trước một trạm kiểm soát của Lực lượng Bổ túc.Môt người mặc thường phục xuống xe đi vào trạm nói gì đó với lính trạm.Chiếc xe bị khám xét sau đó.Bọn lính hỏi thẻ kiểm tra của cha tôi và Bác Cơ.Tất nhiên,cả hai đều là học sinh và có thẻ học sinh.Chiếc xe đò đi về hướng Thị trấn Lái thiêu.Cha tôi và Bác Cơ thống nhất với nhau từ trước rằng cho dù có bất cứ tình huống xấu nào xảy ra thì cũng chỉ khai báo là cả hai không hề quen biết nhau.

Cụ Dẹo(3)

Có xuất thân từ học sinh tham gia phong trào TNTP,cha tôi được tổ chức phân công về thành Sài Gòn Chợ Lớn thâm nhập vào hàng ngũ SVHS dưới vỏ bọc học sinh hợp pháp.Nhiệm vụ của cha tôi là tiếp cận vào các trường Kiến Thiết,Pétrus Ký ..v..v...để tuyên truyền vận động các học sinh trong trường tham gia vào các hoạt động chống Pháp và chính quyền thân Pháp.Cha tôi được coi như là một trong những cột trụ của phong trào học sinh yêu nước trường Pétrus Trương Vĩnh Ký.

Vào trung tuần tháng 10/1949,trước cổng trường Pétrus Ký một chiếc xe Citroen màu đen chầm chậm dừng lại trong giờ học sinh đang vào lớp.Bước xuống xe là ba thanh niên ăn mặc gọn gàng,hai học sinh trong số đó bước vào một lớp học xin phép thầy dạy cho gặp hai học sinh tên Minh và Phát.Họ mời hai học sinh lên bục giảng,mặt quay vào bảng viết và tuyên đọc bản án tố cáo tội danh hoạt động tay sai cho Phòng Nhì Pháp của Minh và Phát .

Hai học sinh bị bắt quay mặt vào tường nhưng tổ thi hành nhiệm vụ chỉ bắn đạn thật vào Minh và đạn "mã tử"vào Phát (như một hình thức cảnh cáo).Sau đó,tổ công tác này bình tĩnh ra xe và biến đi giữa phố xá rộng lớn của Sài Thành không một náo động trong trường,cả trường đều lặng im bất ngờ.Sự việc xảy ra sát nách Ty công an trong thời điểm nhạy cảm này làm mật thám Pháp ở Sài Gòn rúng động.

Mật thám Pháp và chính phủ của Thủ hiến Trần Văn Hữu đã huy động một lực lượng lớn cảnh sát bủa vây,bắt bớ và điều tra.Qua lời khai của Phát,các học sinh như Ngô Quốc Dũng,cha tôi..và một số học sinh khác.bị Cảnh sát Đặc biệt Miền Đông bắt giữ mang về bót Catinat khai thác.Cũng tại bót Caitinat vai trò nhất định của cha tôi trong hoạt động của Hội HSSV Nam bộ và Đoàn học sinh Kháng chiến nội thành bị phát hiện.Tuy nhiên,với vai trò này cha tôi đã phủ nhận tình trạng hoạt động của một số đồng chí mình như Ngô Quốc Dũng và một số học sinh khác kể cả có hoạt động hoặc không hoạt động cho Việt Minh với mục đích đánh tháo cho đồng đội.Cũng trong lần bị giam giữ này,cùng bị bắt chung trong bót còn có Nguyễn Ngọc Nhựt,tốt nghiệp kỹ sư ở Pháp,được ông Hồ Chí Minh kêu gọi về nước tham gia kháng chiến.Nguyễn Ngọc Nhựt được cử làm Ủy viên Ủy ban kháng chiến hành chính Nam bộ,lúc 30 tuổi.Nhựt là con trai Đức giáo tông giáo phái Cao Đài Nguyễn Ngọc Tương,ông Tương và những người kế tục của ông trong Ban chỉnh đạo Hội thánh Cao đài đã vận động nhiều tín đồ tham gia chống Pháp và nhiều người đã hy sinh anh dũng.

Thái độ kiên trung của cha tôi được Pháp"tuyên dương"trước bót Catinat bằng cách dùng dùi cui đập nát dương vật khiến cha tôi phải đi dặt dẹo thảm thương.Bác Trần Bạch Đằng bị bắt ngày 8/4/1949 vì lọt vào ổ phục kích của Pháp ở Nha Trang trên đường đi dự Đại hội Đảng lần thứ 2.Lúc này , Pháp xử dụng Bác Đằng làm cai ngục ở bót Catinat Bác .Đằng đã đặt tên cho cha tôi là Cu Dẹo.Nhưng một Lễ tuyên dương thật sự người đồng chí kiên trung là cha tôi được tổ chức ở chiến khu D.

Cụ Dẹo(2)

Sinh trưởng trong một gia đình công chức làm việc cho Pháp ở Sở Hỏa xa Đông Dương..Cha tôi gần như hội đủ các điều kiện để trở thành một học sinh trường Pháp...Học tiểu học ở Gò Vấp đến năm 13 tuổi cha tôi đã lấy bằng Primaire ở trường Pétrus Trương Vĩnh Ký.Do trường bị liệng bom,trường dời về Mỹ Tho nên cha tôi được gia đình cho học nội trú tại đây với chiếc xe đạp cọc cạch chở theo rương quần áo,sách vở.Học ở trường Mỹ Tho không được bao lâu.Vào một đêm tối trời,cả đám học sinh cùng cha tôi bị một toán quân Nhật với súng lăm lăm trên tay vực dậy từ nơi ngủ trọ bắt đẩy xe lương thực cho chúng....Nhật-Pháp bắn nhau ngay trong đêm ấy,đêm 9/3/1945.

Cuộc đối đầu tất yếu Nhật-Pháp nổ ra bất ngờ đã đẩy người Việt vào một trận tuyến mới,một trận tuyến nắm tay nhau thay súng là chính.Chiến cuộc Nhật-Pháp đã gây ra một khủng hoảng chính trị sâu sắc,nạn đói ghê gớm tạo ra điều kiện chín muồi cho hoạt động của các phong trào yêu nước,trong đó có phong trào TNTP ở hãng nước mắm Cá Bạc Gò Vấp.

Chiến tranh nổ ra khắp nơi,trường học đóng cửa,cha tôi lại từ Mỹ Tho về Gò Vấp tham gia TNTP.Thời gian không lâu sau,cha tôi được tổ chức phân công trong một tổ phá hoại thuộc Chi đội 6 phá hoại có nhiệm vụ đánh phá Cầu Đúc(Lái Thiêu).Cầu này trước đây là một cây cầu đúc bị phá hoại và Nhật làm lại bằng gỗ to.

Trời tối đen như mực,chiếc thuyền nhỏ chở tổ ba người lặng lẽ chèo từ những con rạch chằng chịt giữa rừng lá dừa nước về con rạch lớn băng qua cầu.Nhiệm vụ của cha tôi là giữ cho con cúi đủ lửa để châm ngòi nổ cháy chậm phá cầu.Chỉ một tia lửa phát sáng trong đêm để địch phát hiện là nhiệm vụ bất thành,chưa kể đến việc có thể hy sinh.

Nhiệm vụ thành công,bọn Nhật hai bên đầu cầu nhớn nhác,bật đèn pha chiếu sáng khu vực quanh cầu,đèn pha lia ngang dọc trên sông và bắn súng vào những chỗ khả nghi..Tổ công tác đã an toàn mất hút trong đêm bóng đêm để bắt đầu cho lần công tác tới.

Một hình ảnh thu nhỏ của xâm lược và chống xâm lược ở Việt Nam thời ấy.

Cụ Dẹo(1)

Ngày 21/04/1945 Tổng đốc Nam kỳ Minoda đã cho phép thành lập phong trào Thanh Niên Tiền Phong(TNTP) như một nòng cốt của tổ chức Hướng đạo Việt Nam và Tổng hội sinh viên Đông Dương.Bác sĩ Phạm Ngọc Thạch được cử làm Chủ tịch Hội đồng quản trị Phong trào.Phong trào đã nhanh chóng tổ chức các hoạt động cứu trợ nạn nhân do các cuộc oanh tạc của quân Đồng minh và giúp đỡ đồng bào miền Bắc đang bị nạn đói lúc đó.

Do có tôn chỉ rộng rãi,không phân biệt chính trị ,tôn giáo nên TNTP đã nhanh chóng trở thành phong trào mạnh nhất ở Nam Kỳ và lan rộng đến Trung Kỳ.Sau 2 tháng vận động,ngày 1/6/1945 tổ chức TNTP chính thức ra mắt.

Các thủ lĩnh phong trào gồm có Bác sĩ Phạm Ngọc Thạch,Kiến trúc sư Huỳnh Tấn Phát,Nha sĩ Nguyễn Văn Thủ,Luật sư Thái Văn Lung..và các sinh viên Huỳnh Văn Tiểng,Mai Văn Bộ,Lưu Hữu Phước,Trần Bửu Kiếm..

Chỉ riêng tại Sài Gòn,phong trào có hơn 20 vạn người tham gia và phát triển hơn 1 triệu đoàn viên trong toàn cõi Nam Kỳ.Lá cờ của TNTP có nền vàng ,chính giữa là sao đỏ.Ngày 16/8/1945.TNTP tuyên bố gia nhập Việt Minh.

Ở hãng nước mắm Cá Bạc Gò Vấp trong những ngày đầu thành lập phong trào đã có mặt một học sinh 14 tuổi khai thành 17 và hút thuốc,uống rượu sành sỏi để đủ tuổi gia nhập phong trào.Học sinh ấy là cha của tôi.

CON CHÁU SẼ HỎI TA


CON CHÁU SẼ HỎI TA
Kính gửi các Nhà sử học nước ta
Con cháu sẽ hỏi ta về những tháng năm này
Như ta từng hởi cha ông ta về những ngày thủa trước
Tại sao Chu Văn An phải dâng sớ chém bảy gian thần ?
Tại sao ba tộc nhà Ưc Trai mắc họa ?
Sự thật ?...
Sự thật có khi không được ghi trong sử
Nhưng lại được nhân dân chuyên chở đến muôn đời
Con cháu sẽ hỏi ta về những tháng năm này
Như ta từng hỏi cha ông về những ngày thủa trước...
Nha Trang 1988
Thơ Nguyễn Chính

Cứu mạng người bằng một cây kim

Đăng ngày: 05:18 28-08-2010
Thư mục: Tổng hợp Quan trọng.Kính thưa quí vị,


Có thể quí vị đã đọc những dòng chữ này rồi, nhưng chúng tôi muốn trích dịch ra tiếng Việt Nam và phổ biến rộng rãi, trong hy vọng có thể cứu được mạng người trong cơn nguy cấp, khi chờ đợi được các chuyên viên Y-tế săn sóc.

Chỉ cần một ống tiêm thuốc (loại dùng xong rồi phế thải, bằng nhựa), hoặc một cây kim may, là chúng ta có thể cứu mạng một bệnh nhân đang bị chứng tai biến mạch máu não (stroke).

Việc cứu chữa thật đơn giản và dễ dàng một cách lạ lùng, nhưng có thể mang đến những kết quả cũng không kém lạ lùng và hữu hiệu.


Chúng ta chỉ cần một phút để đọc tài liệu này, và các điều ghi trong tài liệu quả là những hướng dẫn tuyệt vời.

Xin quí vị ghi nhớ hoặc lưu giữ tài liệu này để sẵn sàng áp dụng, vì biết đâu, một ngày nào đó, quí vị sẽ dùng đến để cứu sống mạng người.

Cô Irene Liu kể chuyện: 'Cha tôi bị tê liệt và chết sau đó vì ông là nạn nhân của bệnh tai biến mạch máu não.

Ước chi tôi biết được thủ thuật này từ trước. Khi tai biến mạch máu não xảy ra, tất cả những tia huyết quản nhỏ trong não bộ sẽ từ từ vỡ ra sau đó.'

Khi có bệnh nhân bị tai biến mạch máu não, chúng ta phải giữ bình tĩnh, đừng cuống quít.

Điều quan trọng nhất là ĐỪNG BAO GIỜ DI CHUYỂN NẠN NHÂN, bất kỳ là họ đang bị nạn ở đâu. Vì nếu nạn nhân bị di chuyển, các tia huyết quản trong não bộ sẽ vỡ ra. Từ từ giúp bệnh nhân ngồi thẳng dậy, và chúng ta có thể bắt đầu công việc 'rút máu'.

Nếu quí vị có sẵn một ống tiêm thuốc, thì tốt nhất, nếu không thì một cây kim may hay một cây kim gúc, cũng có thể giúp chúng ta được.


1- Trước hết, chúng ta hãy hơ nóng kim bằng lửa (bật lửa, đèn nến) để sát trùng, rồi dùng kim để chích trên mười đầu ngón tay.

2- Chúng ta không cần tìm một huyệt đặc biệt nào cả, chỉ cần chích vào đầu ngón tay, cách móng tay độ một ly (milimet)


3- Chích kim vào cho đến khi có máu rỉ ra.

4- Nếu máu không chảy, nên nặn đầu ngón tay cho đến khi thấy máu nhỏ giọt.

5- Khi máu đã chảy từ cả mười đầu ngón tay, thì chờ vài phút, bệnh nhân sẽ tỉnh dậy.

6- Nếu mồm bệnh nhân bị méo, thì chúng ta phải nắm hai (lỗ) tai của bệnh nhân kéo mạnh, cho đến khi hai tai đều ửng màu đỏ.

7- Châm vào dái tai (ear lobe) hai mũi mỗi bên cho đến khi máu nhỏ giọt từ mỗi dái tai. Sau vài phút, bệnh nhân sẽ tỉnh lại. Chúng ta hãy kiên tâm chờ cho đến khi bệnh nhân hoàn toàn hồi tỉnh và không có một triệu chứng nào khác thường mới mang bệnh nhân đến bệnh viện.

Vì nếu nạn nhân được chuyên chở vào bệnh viện sớm hơn. Có thể những dằn sóc của xe cứu thương sẽ làm cho các mao quản (capillaries) trong não bộ bị vỡ ra. Nếu sau khi đó mà họ còn có thể đi đứng được, thì đúng là do phúc đức của Tổ Tiên họ.

Cô Liu nói tiếp: 'Tôi học cách cứu chữa qua cách làm xuất huyết này từ một Đông y tên Hà Bảo Định (Ha Bu-Ting). Ngoài ra, tôi còn có cơ hội áp dụng phương pháp này nữa. Vì thế nên tôi khẳng định là phương pháp hữu hiệu 100%. Năm 1979, tôi đang dạy tại Đai học Fung-Gaap tại Đài Trung.

Một buổi trưa nọ, tôi đang giảng bài trong lớp, thì một giáo sư khác chạy sổ vào lớp học của tôi, vừa thở vừa nói 'Cô Liu, đến gấp dùm, ông Giám sự của chúng ta đang bị tai biến mạch máu não'.

Tôi chạy lên lầu 3 ngay tức thì và thấy ông Giám sự của chúng tôi là Trần Phúc Tiên, mặt mày nhợt nhạt, tiếng nói ngọng nghịu, và mồm thì méo xệch qua một bên, ông hội đủ tất cả những triệu chứng của một người đang bị tai biến mạch máu não. Tôi bảo một người sinh viên đang thực tập tại Đại học, đến Dược phòng bên ngoài mua cho tôi một ống tiêm, và dùng kim tiêm để châm đầu mười ngón tay của ông Trần, cho đến khi mỗi đầu ngón tay có một giọt máu cỡ hạt đậu. Sau vài phút, mặt ông Trần đã nhuận sắc trở lại, và mắt ông cũng đã bắt đầu có thần. Nhưng mồm ông thì vẫn méo, nên tôi kéo hai tai ông cho đến khi hai tai đều đỏ vì máu đọng, rồi châm vào mỗi bên dái tai hai mũi để hai giọt máu tươm ra.

Khi hai giọt máu hai bên dái tai được rỉ ra, một phép lạ đã xảy ra. Chỉ nội trong vòng từ 3 đến 5 phút, mồm ông ta đã từ từ trở lại hình dạng nguyên thủy, và tiếng nói của ông cũng trở lại bình thường.

Chúng tôi để ông nghỉ ngơi một lúc, rồi rót cho ông một tách nước trà nóng rồi đưa ông đi đến bệnh viện Ngụy Hoa gần đó. Ông nghỉ ngơi tại bệnh viện một đêm, rồi hôm sau lại trở về nhiệm sở làm việc.

Sau đó, mọi việc đều bình thường. Ông không có triệu chứng nào nguy hại sau đó. Trái lại, các nạn nhân của bệnh tai biến mạch máu não thường khó trở lại bình thường, vì các tia máu trong não bộ bị vỡ trong khi xe cứu thương di chuyển họ đến bệnh viện. Kết quả là không thể làm cho họ vãn hồi lại trạng thái cũ.'

Chúng tôi hy vọng là quí vị có thể phổ biến tài liệu này đến với bạn bè và người thân để dùng khi hữu sự.

Web thuốc Nam gia truyền

http://vn.360plus.yahoo.com/thu_ksh?l=f&id=34

Thứ Sáu, 26 tháng 8, 2011

Trị bệnh tim

Tâm trạng: Vui vẻTrị bịnh tim. Đăng ngày: 11:51 06-04-2011
Thư mục: Tổng hợp Quan trọng. Trị bệnh tim miễn phí và có kết quả ở đâu?
Thưa các vị,
Trong họ hàng thân thuộc,anh em và chính bản thân của quí vị có các vấn đề liên quan đến bệnh tim.Trị làm sao cho dứt điểm và không tốn kém trong thời bão giá là câu trả lời nan giải.
Mục đích bài này nhằm giải quyết thông tin cho các vấn đề liên quan vừa nêu.
Chỉ là một sự tò mò và tình cớ mà tôi được biết ở vùng Cầu Lẫm thuộc khu vực Núi Sam Châu Đốc có thầy Sáu Quang chuyên trị bệnh tim miễn phí.Miễn phí đúng nghĩa vì bản thân thầy cũng đã bị bệnh tim và do thiên cơ nào đó mà thầy hết bệnh và thầy trị bệnh cứu người khác như một cơ chế tái tục của luật nhân quả.
Liên hệ số di động 0985950089 tôi sẽ chỉ đường đi.Hoàn toàn vì tâm.
Thân ái.



Thứ Tư, 24 tháng 8, 2011

Vai trò quốc phòng toàn dân của lực lượng Hải quân


Trong các triều đại phong kiến,việc xây dựng một quân đội hùng mạnh,thiện chiến và có tổ chức phải kể đến nhà Lý.Trong thời Lý,quân đội đã "Bình Chiêm ,đánh Tống,chống Khmer" một cách xứng đáng lưu danh sử sách.

Lực lượng quốc phòng lúc ấy giữ vai trò rất quan trọng trong việc củng cố nhà nước về mặt đối ngoại.Quân đội được tổ chức gồm những binh chủng: bộ ,thủy,kỵ và tượng binh.Vũ khí lúc ấy chỉ có kiếm,dáo,mác,khiên và máy bắn đá..

Tất cả nam thanh niên tuổi từ 18 đều phải gia nhập quân đội chính qui,nhưng vẫn được ở nhà cày bừa,đánh bắt ..Mỗi tháng mới đi trực chiến 1 thời gian ngắn rồi về làm ăn như cũ.Chính sách này gọi là "Ngụ binh ư nông"

Sau khi chiến tranh chia cắt Việt Nam chấm dứt,có những quân binh đoàn chuyển sang làm kinh tế cũng là 1 hình thức "Ngụ binh ư nông".Để bảo vệ biên giới phía Bắc và Tây Nam trước đây,các nhà hoạch định quân sự Việt Nam đã đánh vào Kampuchia trước nhằm cảnh cáo nước này đã dựa vào Trung Hoa.Chính quyền Pôn Pốt thân Trung hoa đã cắt đứt tình bè bạn láng giềng ,đồng chí đem quân đánh sâu vào các tỉnh Tây Ninh và An Giang của Việt Nam,tàn sát cả thường dân vào năm 1977.

Sau khi quân đội Việt Nam tấn công đối thủ sang tận Nam Vang,phát triển quân đội trên toàn cõi Kampuchia,thanh thế của Việt Nam khiến Trung Hoa lo ngại.Nếu ngày 7 tháng 1 năm 1979,quân Việt Nam tiến vào Nam Vang thì ngày 17 tháng 2 năm 1979 quân đội Trung Hoa đã tấn công trên biên giới phía Bắc Việt Nam" để phòng thủ" trước 1 đối thủ đáng gờm,đồng thời chia lửa cho quân Pôn Pốt đã bị quét khỏi các thành phố,thị trấn lớn

Quân Trung Hoa cũng biết ta hiếp quân Pôn Pốt để dọa Trung Hoa,nên trận chiến 1979 là một trận chiến thăm dò để"biết người biết ta"với quân đội Trung Hoa.Từ sau trận chiến này,quân đội Trung Hoa đã gần như cải cách toàn diện từ chiến lược ,chiến thuật đến hiện đại hóa khí tài quân sự.Các căn cứ hải quân và các tàu ngầm,chiến hạm ngày càng phát triển,nay đã vươn tới vùng biển Somali để "chống hải tặc".

Về phần Việt Nam,nên hay không nên có một pháp lệnh bắt buộc mọi ngư phủ phải có "bằng cấp bơi lặn" khi đi biển , như vẫn thường buộc người ta phải đội mũ bảo hiểm khi ra đường vậy.Chuyện như đùa,nhưng cái đùa lúc này có thể có ích sau này khi có một cuộc chiến tranh trên biển nổ ra,những con người này sẽ là lực lượng dự bị tinh nhuệ trên chiến trường nước.

Không hẳn những ngư phủ đều biết bơi lặn,phần lớn họ xuất thân từ các vùng nông thôn trong nội địa.Họ tìm về hướng biển với hy vọng đổi đời,tránh xa những đồng tiền công rẻ mạt nơi ruộng đồng.Họ sẽ là một lực lượng chủ công trên biển,nếu ta biết dùng họ

Tại sao khi đối mặt với quân ta ở biên giới phía Bắc quân Trung Quốc năm 1979,quân Trung Quốc hành tiến rất chậm dù có yểm trợ của xe tăng và pháo binh?Họ đã đối mặt với môt thế trận chiến tranh nhân dân trên một chiến trường rừng núi đặc trưng của vùng biên giới.Nơi đây là cộng đồng các sắc tộc Tày,Nùng,Dao...quen sống giữa thiên nhiên,núi rừng với những khẩu súng tự tạo để giữ gìn nương rẫy.Rừng núi như. trong lòng bàn tay của họ mà không cần phải bản đồ,địa bàn định hướng.Khi được trang bị những khẩu súng hạng nhẹ họ dễ dàng phát huy tác xạ có kinh nghiệm chính xác bắn tỉa hàng nhiều năm.Mỗi phát đạn là một tên địch .

Trong lịch sử giữ nước,không phải không có những chiến công trên mặt nước.Thời nhà Trần còn ghi nhận chiến công của Trận Bạch Đằng,và dũng sĩ chuyên đục thuyền giặc là Yết Kiêu.Hải quân Việt Nam hiện nay gần như có vai trò không mấy ấn tượng trong việc giữ gìn bờ cõi.Tại sao?Nếu binh pháp Tôn Tử dạy quân Trung Quốc"công kỳ bất bị,xuất kỳ bất ý ",thì cũng dạy cho quân ta"lấy đoản chế trường,lấy ít địch nhiều".Từ ngàn đời nay ta vẫn lấy yếu chống mạnh để giữ bờ cõi đấy.Đừng quan niệm rằng quân Trung Quốc nhát gan,không có chiến lược chiến thuật và cơ trí.Các cuộc nội chiến thời cổ đại như thời nhà Chu,thời Tam Quốc phân tranh ,ít nhiều bổ sung cho khoa học quân sự Trung Quốc những kinh nghiệm đáng kể.Chiến tranh biên giới năm 1979 thật ra chỉ là một cuộc diễn tập để hiện đại hóa quân đội của họ.

Lịch sử hơn 4000 năm dựng và giữ nước của dân tộc Việt Nam cũng là hơn 4000 năm của đấu tranh chống ngoại xâm và hòa bình luôn chuẩn bị cho chiến tranh.Và điều đặc biệt là trong những cơn nguy nan của dân tộc trước họa diệt vong luôn sản sinh ra những nhân tài.Dấu ấn lịch sử còn ghi nhận những lời hiệu triệu của Ngô Quyền,Lý Thường Kiệt,Trần Hưng Đạo...và gần đây với lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Hồ Chí Minh."Chúng ta muốn hòa bình,chúng ta phải nhân nhượng.Nhưng chúng ta càng nhân nhượng,thực dân Pháp càng lấn tới,vì chúng quyết tâm cướp đất nước ta lần nữa!Chúng ta thà hy sinh tất cả chứ không chịu mất nước,nhất định không chịu làm nô lệ".Chúng ta nghĩ gì khi trong một trường đại học ở nước ngoài,một sinh viên Trung quốc bị sinh viên Việt Nam đánh hội đồng chỉ vì anh ta nói "Nước tụi mày chỉ là một tỉnh của tao.Đó chính là tính độc lập,là bản sắc dân Việt.

Trở lại thực tế,vào ngày 15/4,năm Minh Mạng thứ 15,{năm At Mùi 1835}sắc chỉ của vua giao cho ông Võ Văn Hùng ở đảo Lý Sơn,chọn những thanh niên khỏe mạnh và giỏi nghề bơi lặn để tuyển mộ vào đội thuyền,giao cho ông Đặng Văn Siểm làm người dẫn đường,giao cho ông Võ Văn Công phụ trách hậu cần với 3 chiếc thuyền và 24 lính thủy ra đảo Hoàng Sa.

Ngay từ năm 1701,nhật ký trên tàu Amphitritexác nhận quần đảo Hoàng sa là của An Nam,sau đó là An Nam Đại Quốc Họa Đồ của giám mục Tabert năm 1838 cũng xác định Hoàng Sa thuộc chủ quyền An Nam.Nếu các minh chứng lịch sử ấy mang tính thuyết phục cao mà Trung Quốc vẫn mang hải quân xâm lược năm 1974 mà vẫn mặc nhiên được cộng đồng quốc tế gián tiếp công nhận thì liệu sự kiện này có là một tiền lệ nguy hiểm cho hòa bình thế giới không?

Nghị quyết 1514 ngày 14/12/1960 của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc về việc trao trả nền độc lập cho các nước và các đân tộc thuộc địa đã viết: "Mọi hành động vũ trang và mọi biện pháp đàn áp, bất kể thuộc loại nào, chống lạỉ các dân tộc phụ thuộc sẽ phải được chấm dứt để các dân tộc đó có thể thực hiện quyền của họ về độc lập hoàn toàn một cách hoà bình và tự do và toàn vẹn lãnh thổ của họ sẽ được tôn trọng".Nghị quyết 26/25 năm 1970 của Liên Hợp Quốc lại viết: "Các quốc gia có nghĩa vụ không được dùng đe doạ hoặc dùng vũ lực để xâm phạm các đường biên gỉới quốc tế hiện có của một quốc gia khác hoặc như biện pháp giải quyết các tranh chấp quốc tế kể cả các tranh chấp về lãnh thổ và các vấn đề liên quan đến các biên giới của các Quốc gia".Mọi hành động thụ đắc lãnh thổ bằng đe doạ hoặc bằng sử dụng vũ lực không được thừa nhận là hợp pháp".

Theo những tài liệu hiện có thì triều đình Việt Nam quan tâm chỉ đạo vấn đề biên giới - lãnh thổ từ khoảng thế kỷ thứ 10 sau khi giành lại quyền độc lập tự chủ với chiến thắng Bạch Đằng lần thứ nhất năm 938 và ngày càng củng cố nền độc lập tự chủ đó.Theo Tống sử, Tông Cảo sứ giả nhà Tống được phái sang nước ta năm 990 sau chiến thắng Bạch Đằng lần thứ hai năm 981 đã báo cáo rằng khi họ đến "hải giới Giao Chỉ" thì Lê Hoàn (Vua Lê Đại Hành) đã phái 9 chiến thuyền và 300 quân lên đón và dẫn họ đến địa điểm quy định. Trong cuốn Lĩnh ngoại đại đáp (1178), Chu Khứ Phi một viên quan nhà Tống ở Quảng Đông, Quảng Tây đã viết rằng: dòng nước Thiên Phân Dao là định giới giữa 'bíển Giao Chỉ" và biển Quỳnh - Liêm (tức vùng biển Quỳnh Châu, Liêm Châu của Trung Quốc).Như vậy là ngay từ thế kỷ thứ 10 và 12 , sứ thần Trung Quốc và quan lại Trung Quốc đã biết đâu là vùng biển Giao Chỉ (tức Việt Nam), đâu là vùng biển Trung Quốc.Trong thế kỷ 11 đã diễn ra một số cuộc đàm phán biên giới giữa Việt Nam và Trung Quốc để đòi lại những vùng đất mà Trung Quốc còn chiếm, sau khi phải rút quân trong cuộc chiến tranh xâm lược năm 1076-1077, cuộc chiến tranh đã xuất hiện 4 câu thơ của Lý Thường Kiệt mà hai câu đầu khẳng định chủ quyền lãnh thổ.

Nam Quốc sơn hà nam đế cư

Tiệt nhiên định phận tại thiên thư

(Sông núi nước Nam vua Nam ở
Rành rành định phận tại sách trời)

Trong các cuộc đàm phán đó có cuộc đàm phán về biên giới năm 1078 do Đào Tòng Nguyên dẫn đầu và cuộc đàm phán năm 1084 do Trạng nguyên khai khoa Lê Văn Thịnh dẫn đầu. Trong thư gửi cho vua nhà Tống đòi đất, vua Lý Nhân Tông viết: "Mặc dầu những đất ấy nhỏ bé nhưng vẫn khiến lòng tôi đau sót luôn luôn nghĩ đến cả trong giấc mộngNgoài việc dùng quân sự đánh úp, giải phóng Châu Quang Lang, ngay sau khi đại quân Tống rút lui, đấu tranh kiên trì của triều đình kết hợp với đấu tranh của nhân dân: bắn lén, bỏ thuốc độc cộng thêm khí hậu khắc nghiệt, khiến cho, theo Tống sử, đội quân đồn trú của nhà Tống mỗi năm tổn thất 70%-80% và năm 1079 mặc dầu đã đổi tên Châu Quảng Nguyên thành Thuận Châu vẫn đành coi là vùng "Đất độc" và trả lại cho ta và năm 1084 trả lại cho ta vùng Bảo Lạc, Túc Tang. Khi đi đàm phán biên giới, sứ thần ta đã tặng cho nhà Tống 5 thớt voi khiến cho, theo Đại việt sử ký toàn thư, người Tống có thơ rằng "Nhân tham Giao Chỉ tượng, khước thất Quảng Nguyên kim" nghĩa là vì tham voi của Giao Chỉ mà bỏ mất vàng của Quảng Nguyên (họ đã đánh giá sai nguyên nhân dẫn đến việc trả lại đất).

Trên đây chỉ là một vài mảng yếu tố lịch sử có căn cứ về độc lập và chủ quyền của Việt Nam.Vậy vấn đề chính là làm sao để bảo vệ chủ quyền và độc lập trên vùng biển và đảo kéo dài hàng ngàn cây số?

Các tài công của tàu điều khiển tàu trên sông biển hiện nay đều có Chứng chỉ bơi lặn của Phòng thể dục thể thao theo qui định.Các nhân viên công lực tuần kiểm tra sông biển có nên buộc phải có Chứng chỉ bơi lặn này không?Và các ngư phủ trên sông biển có cần phải có Chứng chỉ này không?Trả lời câu hỏi và quyền quyết định này không là chức năng,trách nhiệm của các thuộc cấp.Trên thực tế đã có nhân viên công quyền như công an đường thủy bị chết đuối khi làm nhiệm vụ,rồi phải kể đến những cuộc tấn công của hải tặc vào ngư dân và cả lực lựơng kiểm ngư.Đó là chưa kể gần đây ngư dân Việt Nam bị "tàu lạ" đâm phải gây thiệt hại về người và của.

Thời nhà Thanh của Trung Quốc bị Bát quốc liên quân tấn công vì họ có vũ khí hiện đại hơn mà đáng kể nhất là một lực lượng hải quân thực dân hùng hậu.Nhờ lực lượng hải quân này các nước thực dân đã chinh phục gần như hầu hết các thuộc địa ở khắp các Châu Lục.Đáng kể nhất là đế quốc Anh với câu nói đã đi vào lịch sử "Mặt trời không bao giờ lặn trên đế quốc Anh."

Quá muộn khi Trung Quốc đang hiện đại hóa lực lượng hải quân nhân dân của họ vì những vấn đề nôi bộ .Song vẫn còn sớm để họ lưu ý tới các cường quốc quốc tế đã từng dùng hải quân đem người tới xâu xé đất nước họ.Ta có nên học hỏi theo nước bạn trong việc xây dựng ,củng cố và hiên đại hóa lực lượng hài quân nhân dân Việt Nam theo hướng tích cực không?

Vấn đề tuy đơn giản nhưng phức tạp về ngân sách.Trung Quốc cũng đã trải qua thời kỳ ấy,với dân số kỷ lục thế giới ấy và ảnh hưởng của họ hiện nay là hầu như gần khắp các lục địa mà điển hình là Phi Châu.Đúng như vậy.Họ bảo vệ tàu hàng của họ cả trên vùng biển Somali.
Đầu tư vào lục địa Châu Phi của họ thời điểm này là gần 50 tỉ USD.
Hiện tượng đáng ghi nhận hơn là sự ráo riết hạ thủy chiếc tàu ngầm đầu tiên của lực lượng Hải quân Trung Quốc.
Tại sao Trung Quốc có yêu cầu phát triển về hải quân nhanh và mạnh như vậy?Câu hỏi này được đặt ra không chỉ riêng với các nước có vùng biển tiếp giáp và lân cận với Trung Quốc mà còn là câu hỏi của các cường quốc biển trên thế giới.Việt Nam cũng là một nước nằm trong tập hợp ấy và mặc nhiên việc củng cố,hiện đại hóa lực lượng Hải quân Việt Nam là một yêu cầu tất yếu.