Chủ Nhật, 24 tháng 3, 2013

THUỐC NAM TRỊ BỆNH TIM

Tôi là Nguyễn Thạch Dũng ,Chi hội trưởng Chi hội Chữ thập đỏ KP Hòa Lập TT Kiên Lương Huyện Kiên Lương Tỉnh Kiên Giang.
Do tính chất đặc thù của công tác xã hội  từ thiện này nên tôi có dịp tiếp cận những hoàn cảnh thuộc diện đối tượng cần giúp đở của Hội Chữ thập đỏ.
Trước đây ,tôi có bài viết về nơi chữa trị cho bệnh nhân bệnh gan.Những bệnh nhân xơ gan,ung thư gan mà các Bệnh viện Tây Y như Đại học Y Dược , Bệnh viện Nhiệt đới ở thành phố Hồ Chí Minh không thể chữa trị theo phác đồ y học của họ nữa thì họ chỉ về thầy Tư Ngoan ở Bến đò Bình Mỹ xã Bình Thủy huyện Châu Phú tỉnh An Giang.Ở đây thầy Tư Ngoan chữa trị cho hàng ngàn người mỗi ngày từ các tỉnh miền tây Nam bộ và nơi khác.Đặc biệt là thầy cho thuốc có hiệu quả và hoàn toàn miễn phí., cũng có cơm miễn phí cho bà con ở xa đến hốt thuốc.
Bài viết này ,tôi cung cấp cho các bạn xa gần địa chỉ thầy Sáu Quang ( Còn gọi là ông thầy da ếch).Có rất nhiều huyền thoại về toa thuốc mà thầy Sáu Quang nằm chiêm bao để có công thức bào chế.Nhưng trên tất cả,những bọc thuốc chữa bệnh tim miễn phí này được cơ duyên nằm gần chùa Bà Núi Sam khoảng hai cây số về hướng Châu Đốc.
Một bài thuốc khác chữa trị bệnh tim mà chú Tư ở trước cửa Bưu điện huyện Kiên Lương đã thỉnh về từ Hà Tiên.Chú Tư này hở van tim đã lên thành phố Hồ Chí Minh chữa trị hơn trăm triệu đồng nhưng không khỏi.
Nhờ cơ duyên,một người quen cho bài thuốc sau mà hiện nay ,sức khỏe của chú Tư ổn định.
                                          THUỐC NAM TRỊ BỆNH TIM
                              1/Lựu bạch                                              1 trái
                              2/ Cỏ lưỡi đồng                                      50g
                              3/ Bông mười giờ                                    50g
                              4/ Củ chuối hột                                       50g
                              5/ Lá tràm                                              20 lá
                              6/ Lá sung                                              20 lá
                              7/ Gừng                                                   7 lác
                    Tất cả nấu chung 3 chén còn 1 chén,uống thêm chút đường phèn.
                                          ĐT: 0988566125 (Anh Bảy)
  Người viết bài này là Nguyễn Thạch Dũng ĐT: 0985950089.Kính chào bà con xa gần.
                                             Nguyễn Thạch Dũng

Thứ Hai, 10 tháng 12, 2012

Chuyện cười

Thời Pháp thuộc,công tố viên tòa án cáo trạng một kỹ sư cầu đường:
_Đương sự có một số tội danh buộc phải truy tố trước pháp luật như sau: Chịu trách nhiệm làm cầu mà để cầu sập là một tội.
Không hiểu biết vị trí chiến lược của cây cầu là hai tội.
Để quan tòa mang tiếng vì một chiếc cầu đã gãy mà y án tử hình một kỹ sư trí thức là ba tội.
Làm cho dân đen ai nghe thấy tòa cũng oán giận,lân bang có bụng dòm dỏ là bốn tội.

Văn chương

Ngày xưa,những người làm việc cho triều đình phong kiến gọi là quan văn và quan võ.
Dưới triều vua Minh Mạng(1820-1840),ngài lưu ý khích lệ giới nhân sĩ trí thức và xuống chiếu ban thưởng cho những ai tìm được sách cũ hay làm ra sách mới.Như nấm sau mưa...một loạt nhân tài đua nhau dâng sách...phải kể tới Trịnh Hoài Đức,Hoàng Công Tài,Nguyễn Đình Chính...một lớp quan văn mới ra đời..

Nhà vua còn soạn ra 10 điều huấn dụ để dạy dân đen,quan trọng nhất là điều Đôn nhân luân.Dạy cho dân gian trọng Tam cương Ngũ thường....trung ,hiếu......nhân ,lễ,nghĩa,trí,tín....
Vậy thế nào là bất trí?
Địa giới Nam quốc sơn hà Nam Đế cư mà không biết là bất trí.
Còn bất trung là thế nào?
Biết mà không lo liệu binh mã bố phòng là bất trung.
Bất dũng là sao?
Lo liệu binh mã mà không liều chết là bất dũng.
Nước Nam ta còn được thế giới nhìn dưới góc độ thán phục không?

Nhật ký biên thuỳ

Đã hơn 19 giờ,lệnh từ liên lạc đại đội mang xuống: Mỗi trung đội cử 5 người,không mang vũ khí ,tập trung tại hầm đại đội đợi lệnh...Sau này mới biết là có một số trinh sát ...khoảng 4 người bị mìn quân Pôn Pốt...nên cần vận chuyển gấp về tuyến sau...Không biết họ bị mìn ở đâu và bao giờ,nhưng tụi mình chỉ làm nhiệm vụ tiếp sức chuyển tiếp thương binh về trạm phẫu của Bộ chỉ huy tiền phương.Mỗi thương binh được ba đến bốn người chuyển  tải...cứ mỗi võng là một thương binh.Mặc dù ở xa mặt trận nhưng mình vẫn sợ địch tấn công vì có một thương binh máu me đầy cả hai chân la toáng hoảng loạn vì quá đau đớn,có lẽ anh ta bị mất cả hai chân.Đoán là vậy...vì trời tối như mực chẳng ai thấy ai,và lịnh cấm bật đèn pin ban đêm mà không được phép.
Bọn địch rất ranh ma,nó gài mìn liên hoàn,cách nhau vài thước.Một người dẫm mìn ,người khác đến cứu thì lại bị thêm quả nữa.Vì chưa có kinh nghiệm nên cả tổ trinh sát bị dẫm gần hết.Lúc bàn giao thương binh từ tốp trước ,có người vội vã dúi vào túi áo ngực của 1 thương binh người miền Bắc một lọ Pi đã dùng rồi có đậy nút bằng mũ mềm cẩn thận,trong lọ là tên tuổi quê quán của người thương binh.Gánh nặng thương binh trên vai tê nhừ dù có thay đổi nhưng đường khó đi và khá xa nên chúng tôi mồ hôi vã như tắm.Đa số thương binh đều xin nước uống,nhưng chúng tôi chỉ cho họ uống từng ngụm nhỏ.
Anh thương binh la toáng giữa rừng đêm thật hãi hùng giờ thì tỉnh như sáo ,như không còn thấy đau đớn gì nữa.Anh ta nói chuyện một lúc rồi thiếp đi ....mãi mãi....Và chiếc cáng của anh ta dường như nhẹ hơn...Khi chúng tôi cánh thương,mỗi người đều có một cây nạng dài tầm ngang ngực,mà đầu nạng hình chữ V.Khi muốn dừng nghỉ thì cả hai đầu cáng võng đều hạ xuống góc chữ V mà nghỉ thẳng lưng,tay vẫn giữ hai đầu võng để thương binh không rơi xuống đất hoặc xình lầy mùa mưa.Cứ thế,chúng tôi đến trạm phẫu lúc nào không hay..nhưng có lẽ là rất khuya.Hai trong bốn cáng thương đã vĩnh viễn ra đi.
Chúng tôi ngủ vật vờ bên những lán trại ở Bộ chỉ huy tiền phương.Ngày mai ,những người còn sống như chúng tôi vẫn phải tiếp tục làm cái sứ mệnh mà cơn lốc của chiến tranh đã phó thác ,ở nơi mà các anh vừa ra đi và vừa để lại một  phần  thân thể.

Bạn có bị sỏi mật không?

Vài ký lô hột đười ươi đem rang đến thành màu nâu,như rang cà fê.Bỏ vào cối xay cà fê [tốt hơn hết là uống đến đâu xay đến đó],mỗi ngày uống 3-4 lần khi khát nước.Lấy 1 cái ly múc 1 muỗng canh bột đười ươi xaybỏ vào ly châm nước sôi đậy lại chờ nguội mới uống và uống ngoài bữa ăn.Uống hết nước lẫn cái.Sỏi mật do thừa cholesterol và ,thừa muối mật tạo thành khác với sỏi thận do muối calci....phosphat...
                                          Gia truyền họ Bùi huyện An Nhơn Bình Định

Giữ nước và mất nước

Vua nhà Ngô thời Đông Chu đem quân xâm lăng nước Sở.Sở Chiêu Vương cùng cận thần bôn đào không kịp mang theo Thái hậu và Hoàng hậu.Vua nhà Ngô bắt bà Hoàng hậu vào hầu.Đêm ấy vua Ngô ngủ trong cung với Sở Chiêu hậu.
Có kẻ dèm tâu bà Thái hậu cũng là người phụ nữ sắc nước hương trời tên là Bá Doanh.
Vua Ngô thích quá truyền Bá Doanh vào hầu.Bà Bá Doanh không chịu ra khỏi cửa.
Vua Hạp Lư sai người đến bắt.Bà Bá Doanh vẫn đóng kín cửa,cầm kiếm gõ vào cửa và mà nói :
_Ta nghe ông vua là tiêu biểu cho  một nước.Nay nhà vua bày việc vô đạo.Kẻ vị vong này thà đâm cổ mà chết,quyết không chịu hầu tên hôn quân.
Vua nhà Ngô hổ thẹn xin lỗi và cấm ngặt mọi chuyện đồi bại ở hoàng cung.
Ông vua được nước đối diện với hai bà Hoàng hậu bị mất nước.Một bà thì ưng thuận ,một bà thì phản đối,thì phải hiểu rằng kẻ ưng thuận kia là tiêu biểu cho sự mất nước,người phản đối đó là linh hồn của sự giữ nước.Quốc gia có tồn tại hay không là ở những nhân tố có phẩm tiết này.Mặt khác,kẻ chiến thắng biết giữ thể diện cho kẻ chiến bại là một chiến thắng toàn diện.
                                             (Trích Đông Chu liệt quốc)

Gặp quỉ

Hoàn Công thấy quỉ sinh lo ngờ mà thành bệnh, sau có người nói thấy quỉ làm được nghiệp bá thì khỏi bệnh ngay. Thế mới biết có quỉ hay không có quỉ, quỉ hại mình hay lợi cho mình, cũng là tự tâm mình tưởng tượng ra cả, rồi yên trí như thế mà thôi.

Hoàn Công (1) nước Tề đi săn ở ngoài đầm, có Quản Trọng theo hầu. Hoàn Công trông thấy quỉ, nắm tay Quản Trọng hỏi rằng: “Trọng phụ (2) có thấy gì không?”.

Quản Trọng thưa: “Thần không thấy gì cả”.
Hoàn Công về nghe trong người khó chịu, như là mất vía, rồi sinh ốm, mấy hôm không ra triều.

Có người học trò tên là Cáo Ngao vào ra mắt nói rằng:

- Nhà vua đau, là tự mình làm ra cả chớ ma quỉ nào làm được! Phàm chưng khí tán mà không thu lại được, thì tinh thần suy yếu; cái khí ấy bốc lên trên, không thông xuống được, thì làm cho người ta hay giận dữ, cái khí ấy tụ ở dưới, không vận lên được thì làm cho người ta hay mê lú chóng quên, cái khí ấy không lên không xuống, kết ở giữa bụng thì sinh ra hoảng hốt.

Hoàn Công hỏi: “Thế nhưng có quỉ thực không ?”.

Cáo Ngao thưa: “Đất có thổ công, sông có hà bá, núi có sơn thần, bể có long vương, đầm có thứ quỉ gọi là uy di”.

Hoàn Công hỏi: “Hình dạng uy di thế nào?”.

Cáo Ngao thưa: “Quỉ uy di to như cái cối xe, dài như cái càng xe, mặc áo tía, đội mũ đỏ, tính hay sợ tiếng sấm, hễ nghe thấy thì đứng sững, hai tay ôm lấy đầu. Ai trông thấy thì... rồi làm nên đến nghiệp bá (3)”.
Hoàn Công vẫn có chí muốn làm bá, nghe nói hớn hở cười rằng: “Ấy ta trông thấy cũng như thế đấy”.

Nói đoạn sửa mũ, mặc áo, ngồi dậy, chưa hết một ngày bệnh đã khỏi tự bao giờ không biết.

Trang Tử Tuyết

LỜI BÀN:
Hoàn Công thấy quỉ sinh lo ngờ mà thành bệnh, sau có người nói thấy quỉ làm được nghiệp bá thì khỏi bệnh ngay. Thế mới biết có quỉ hay không có quỉ, quỉ hại mình hay lợi cho mình, cũng là tự tâm mình tưởng tượng ra cả, rồi yên trí như thế mà thôi. “Đau là tại mình, chớ quỉ nào làm?”. Câu Cáo Ngao nói thật là xác lý. Cáo Ngao lại khéo biết trước lấy lẽ thuốc thang, làm như ông lang rõ bệnh của người ốm, khiến người ốm để tai nghe, sau lấy truyện vu vơ đâu đâu mà xử được việc mơ hoảng khiến người mơ phá được cái lòng lo ngờ mà hóa nên vua vẻ. Tiếc thay đời bấy giờ người mê như Hoàn Công thật lắm, mà người biết giải mê được như Cáo Ngao lại không được mấy người.


(Theo “Cổ học tinh hoa” của Nguyễn Văn Ngọc và Trần Lê Nhân – NXB Trẻ)